Có nhiều Phụ huynh hoang mang về vấn đề phát triển của con, đặc biệt những cha mẹ có con lần đầu. Và nhiều phụ huynh khi con đã bước qua giai đoạn vàng mới phát hiện. Để tránh trường hợp đó, VCK xin chia sẻ đến quý phụ huynh dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Những đặc điểm và dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Thế nào là trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ chậm về ngôn ngữ, chậm về nhận biết và chậm thích ứng về xã hội. Có 4 mức độ khác nhau bao gồm: mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Chúng ta cần phân loại rõ để có thể có những chương trình giáo dục phù hợp cho mỗi trẻ.
Các mức độ của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Với trẻ chậm trí tuệ mức độ nhẹ:
Ngôn ngữ trẻ vẫn có, nhưng trẻ diễn đạt không được tốt có thể nói lắp hoặc nói ngọng kèm theo một chút và khả năng diễn đạt không chi tiết, không lưu loát, vốn từ thì hạn chế so với trẻ khác đồng lứa.
Các trẻ này khi đi học cũng sẽ có khó khăn về học tập, ví dụ như, chậm hiểu hơn, làm toán kém hơn, trong ứng xử với bạn bè cũng không được linh hoạt lắm. Điều này có nghĩa là trẻ vẫn có thể đi học hòa nhập được, nhưng giáo viên thường thấy trẻ có vẻ như thụ động. Ở mức độ này trẻ có thể học được đến lớp 6, ứng xử xã hội tốt tương đối tốt, vẫn có thể có những tự lập trong sinh hoạt hàng ngày Chỉ có điều là hơi chậm hơn so với các bạn khác thôi. Do đó trẻ ở mức độ nhẹ, mẹ hơi khó phân biệt so với các trẻ bình thường khác, vì có thể có nhầm lẫn là trẻ này là trẻ ít được quan tâm ít được dạy v.v…
Nhưng vấn đề chính là trí tuệ của trẻ bị chậm hơn bình thường một chút.
Với mức độ trung bình:
Trẻ biểu hiện rõ hơn. Nghĩa là trẻ phải học nhiều lần mới hiểu, không tập trung chú ý, ngôn ngữ diễn đạt khó khăn hơn, chỉ nói được những câu ngắn gọn, đơn giản. Trẻ chỉ có thể kể lại những chuyện đơn giản, khả năng tư duy lôgic trừu tượng hầu như khó khan. Trẻ hầu như chỉ có thể tư duy cụ thể. Các trẻ này vẫn có thể tự lập trong sinh hoạt nhưng vẫn cần một chút hỗ trợ từ phía gia đình.
Với những trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng
Ở mức độ này thì rất dễ nhận biết. Các trẻ ở mức độ này gặp ít hơn so với trẻ ở mức độ nhẹ và trung bình. Trẻ chậm phát triển ở mức độ nặng có khả năng phát triển ngôn ngữ rất kém. Ngôn ngữ của trẻ ở mức rất thô sơ, sử dụng những từ ngữ đơn giản, rời rạc, không biết kể, không biết hội thoại. Về nhận thức, các trẻ này thì rất chậm, chỉ hiểu được cái khái niệm sơ đẳng nhất thôi. Ví dụ như: to nhỏ, màu sắc. Trẻ không thể hiểu được những khái niệm trừu tượng, hay so sánh tinh tế, ví dụ như sự khác biệt và giống nhau giữa hai con vật, đồ vật. Khả năng tổng hợp và phân tích rất kém. Trẻ mức độ này gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Với các kẻ này cần được tiếp cận với học đường chức năng để vừa có môi trường hòa nhập vừa có thể phát triển các khả năng tự lập, phát triển vốn văn hóa kiến thức phổ thông cơ bản để ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Sự thích ứng của trẻ cũng rất chậm và cần được hỗ trợ rất nhiều trong hầu hết các việc.
Kết Luận
Khi phụ huynh nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển với các mức độ này, cha mẹ có thể chọn chương trình phù hợp cho trẻ để giúp trẻ tối ưu hóa khả năng của mình mà không bị áp lực cho chính mình cũng như cho trẻ. Việc kỳ vọng quá mức vào trẻ khi trẻ không đủ khả năng chỉ làm cho trẻ thêm căng thẳng và không khí gia đình mình có những ảnh hưởng tiêu cực trong khi trẻ vẫn không thể để phát triển nhiều hơn với những kỳ vọng quá cao của phụ huynh.
Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển, quý phụ huynh có thể tham khảo tư vấn tại đây
from VCK - Chuyên Giáo Dục Đặc Biệt https://bit.ly/2LnAOSf
via IFTTT
No comments:
Post a Comment