Thursday, May 28, 2020

Giúp Con Yêu Toán Với Phương Pháp Toán Tư Duy FunMath

Toán là môn học mà bất cứ ở trường nào cũng dạy. Nhưng không phải tất cả trẻ đều yêu toán. Và tỏ ra nhàm chán với môn học tự nhiên này. Phương pháp giáo dục toán tư duy FunMath sẽ giúp con yêu toán học hơn. Sau đây là các phương pháp mà đội ngũ chuyên viên của VCK sẽ giúp con của bạn yêu toán.

Làm Thế Nào Để Giúp Con Yêu Toán

Cách dạy và học theo kiểu truyền thống dễ gây căng thẳng cho người lớn và trẻ nhỏ. Vì dường như để bắt đầu tiếp cận với một kiến thức mới, chúng ta dễ bị chi phối bởi kết quả. Đặc biệt là với môn toán, khi phải đối mặt với sách vở, giáo trình, những con số, khái niệm khô khan trong một thời gian dài mà không tiến bộ, dễ gây ra cảm giác mệt mỏi, chán nản, dẫn đến tình trạng căng thẳng cho người dạy lẫn người học. Sự căng thẳng này làm mất đi sự hứng thú học toán của trẻ, nguy hiểm hơn có thể làm cho trẻ chán ghét và sợ môn toán.

Vai trò của chúng ta (phụ huynh và giáo viên) cần phải giới thiệu các khái niệm toán học một cách tự nhiên như một phần của cuộc sống, càng vui vẻ, càng kích thích sự hứng thú và khả năng ham thích khám phá, học hỏi của trẻ.

Mọi chủ đề toán học xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống muôn màu của trẻ. Chúng ta có thể tận dụng điều này để giới thiệu, hướng dẫn, khơi gợi khả năng nhận biết, phản xạ tích cực và thích thú với môn toán từ khi trẻ còn rất nhỏ.

1.       “Con tôi quá nhỏ!”

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ để bắt đầu học toán. Toán học chỉ là những con số, trẻ chưa thể tiếp thu được… Nếu bạn đang suy nghĩ như vậy thì vô tình bạn đã hạn chế khả năng nhận biết, cơ hội tiếp thu kiến thức từ cuộc sống xunh quanh của con bạn.

Toán học không chỉ là con số nhưng còn là màu sắc, hình dạng. Hãy hỏi trẻ “con đang mặc áo màu gì?”, “Hình này là hình gì nhỉ? Vuông hay tròn?”… Tùy theo độ tuổi của trẻ mà cách giới thiệu từ cơ bản, nâng cao và mở rộng dần dần. Nếu trẻ nhỏ, bạn chỉ cần giới thiệu các màu cơ bản (xanh, đỏ, vàng), hình cơ bản (tròn, vuông, tam giác). Mở rộng kiến thức hơn đối với những trẻ lớn hơn và liên hệ với những vật dụng xung quanh trẻ “Cái cặp của con màu gì?”, “Đồng hồ con đeo có dạng hình gì?”… Hãy trao cơ hội giúp con nhận biết toán học và bạn sẽ rất bất ngờ với những bạn nhỏ nhà mình.

Xem thêm những thắc mắc về phương pháp toán tư duy FunMath tại

2.       Toán học và học toán ở mọi nơi

Nếu bạn đang ở nhà, đang trong siêu thị, đang trên đường đưa – đón trẻ đi học… hãy biến nơi bạn và trẻ đang hiện diện thành một môi trường học toán đầy niềm vui và thú vị.

Bạn thưởng cho con bao nhiêu viên kẹo, con có mấy cây bút màu, liệt kê các thành viên trong gia đình, lấy búp bê, elsa, spiderman, batman… ra đếm xem con giàu có thế nào với khối “tài sản” kết xù…

Chỉ cho trẻ nhận biết con số và ôn đi ôn lại nhờ việc nhìn bảng số xe đang bon bon trên đường, số nhà, số điện thoại, bánh xe có dạng hình gì, cái bảng hiệu kia con biết là hình gì không… Và trẻ cũng rất thích thú nếu được giao nhiệm vụ khi đi mua sắm cùng bố mẹ, “Giúp mẹ lấy một cái giỏ lớn cho mẹ và một cái giỏ nhỏ cho con nhé!”, “Mẹ cho con mua 2 gói kẹo”…

3.       Kể chuyện – đố vui – gây ra tình huống có vấn đề.

Cũng như người lớn, trẻ con dễ dàng nắm bắt thông tin qua một chuyện kể. Vì vậy, bạn hãy trở thành một chuyên gia kể chuyện thông thái trong cách hướng dẫn trẻ yêu thích toán học. Hãy lồng ghép điều bạn muốn dạy con trong một câu chuyện với những tình huống gần gũi với trẻ.

Hôm nay mẹ đi siêu thị, mẹ mua 2 kem dâu và 1 cây kem xoài. Đố con biết mẹ đã mua tất cả mấy cây kem? Sau đó, mẹ đi mua rau quả. Lúc đầu mẹ mua 5 trái dưa leo, nhưng thấy nhiều quá, mẹ bỏ bớt lại 1 trái. Vậy là mẹ mua mấy trái dưa leo con biết không?...

Thỉnh thoảng, bạn hãy đặt ra một số tình huống có vấn đề để kích thích khả năng tư duy, thích ứng, và giải quyết của trẻ. Ngồi vào bàn ăn, bạn cho trẻ thấy thiếu một cái chén dành cho bố, bạn hỏi trẻ xem mình phải làm gì trong tình huống đó. Giúp trẻ hiểu thiếu thì phải thêm vào, và thêm bao nhiêu…

4.       Làm gương sẽ giúp con yêu toán

Trẻ con bắt chước rất nhanh, đây là một khả năng giúp trẻ tiếp nhận, làm quen với những điều mới mẻ. Bạn có thể tận dụng điều này để giúp trẻ hứng thú khi tiếp cận với toán. Cho dù bạn là một người không thích toán, nhưng hãy để cho trẻ thấy thái độ tích cực và giúp trẻ tự tin khi hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến toán. Cho trẻ đọc giá tiền trên các sản phẩm, đếm số tiền được trả lại khi đi mua đồ… Hãy chỉ ra tầm quan trọng của toán học trong cuộc sống hàng ngày, vai trò của toán trong các ngành nghề khác nhau….

5.      Đồng hành với con trong quá trình học toán.

Việc theo dõi và hướng dẫn trẻ làm bài tập ở nhà sẽ giúp bạn hiểu hơn về năng lực của con, nhận ra những khả năng tích cực, và hiểu được những hạn chế mà trẻ đang cần bạn hỗ trợ để vượt qua. Hướng dẫn con giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra những gợi ý vừa phải, cho phép trẻ làm sai – sửa sai, để có cơ hội hiểu và ghi nhớ vấn đề sâu hơn.

Hãy quan tâm đến chương trình học của trẻ bằng cách trao đổi với giáo viên để nắm bắt lộ trình học tập của trẻ. Khi bạn đã hiểu rõ những thứ trẻ cần, bạn sẽ dễ dàng giám sát tình hình học tập của trẻ. Học toán không dừng lại ở việc hoàn thành bài tập nhưng là giúp trẻ tăng cường khả năng suy nghĩ logic, rèn luyện khả năng tập trung, phân tích, suy luận. Trong những năm đầu tiểu học, khi trẻ có cơ hội rèn luyện những kỹ năng này, trẻ như được trang bị một lợi thế nền tảng để học toán và các môn học khác ở những cấp độ học tiếp theo.

6. Trò chơi tư duy toán học.

Ngoài các loại sách với nội dung phong phú về các chủ đề toán học hỗ trợ trẻ tư duy logic. Bạn có thể khuyến khích và cùng chơi với con những trò chơi như cờ vua, domino, cờ caro, soduko…



from VCK - Chuyên Giáo Dục Đặc Biệt https://bit.ly/2AgC9bj
via IFTTT

Giải Đáp Thắc Mắc Về Toán Tư Duy FunMath

NhữngThắc Mắc Về Toán Tư Duy FunMath và Việc Giải Thích từ VCK

Giáo viên tại toán tư duy FunMath và phụ huynh sẽ kết nối với nhau như thế nào để có thể hỗ trợ con tôi học tốt nhất?

Giáo viên toán tư duy FunMath và đội ngũ tư vấn tại trung tâm VCK luôn sẵn sàng kết nối, hỗ trợ phụ huynh về những vấn đề liên quan đến mọi học sinh đang theo học.

Mọi thông tin về buổi học, nội dung học tập của học sinh đều được cập nhật mỗi ngày đến phụ huynh thông qua sổ nhật ký buổi học (sổ liên lạc). Qua sổ liên lạc, phụ huynh cũng có thể đặt lịch hẹn, hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên về tình hình học tập của con mình.

Khi theo học chương trình toán tư duy FunMath, sự tiến bộ của con tôi được đánh giá như thế nào, tôi có được thông báo về điều này không?

Phụ huynh dễ dàng theo dõi và đánh giá sự tiến bộ của con mình thông qua kết quả học tập của từng học sinh. Qua mỗi khóa học, học sinh được kiểm tra, đánh giá định kỳ, kết quả của mỗi lần lượng giá được báo cáo rõ ràng trong sổ liên lạc, hoặc giáo viên sẽ trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Bài kiểm tra cuối khóa sẽ được so sánh với bài kiểm tra đầu vào hoặc đầu mỗi khóa học, đối chiếu kết quả với nhau sẽ giúp phụ huynh nhận ra sự tiến bộ của học sinh.

Theo học toán tư duy FunMath, liệu có phù hợp với chương trình tại trường của con tôi?

Các kiến thức toán học trong chương trình toán tư duy FunMath hoàn toàn phù hợp với chương trình học toán tại trường của mỗi học sinh. Hơn thế nữa, FunMath còn có rất nhiều chủ đề toán tư duy đa dạng và phong phú, từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với từng lứa tuổi, hỗ trợ các em yêu thích và học tốt môn toán theo năng lực của chính mình. Ngoài ra, FunMath còn tạo nhiều cơ hội để học sinh được tiếp cận giải những bài toán quốc tế.

Toán tư duy FunMath có gì nổi bật?

Phương pháp toán tư duy FunMath kết hợp kỹ thuật giảng dạy: quan sát giáo cụ, hình ảnh trực quan, tư duy logic, suy luận và diễn giải bằng ngôn từ, trình bày toán viết. Song song đó, mỗi học sinh được xây dựng một kế hoạch học tập theo hướng cá nhân hóa phù hợp với năng lực bản thân giúp học sinh vui thích và đam mê học toán. Đồng thời, giáo viên tại FunMath sử dụng những cách thức giảng dạy đa chiều thích nghi với từng đối tượng học sinh, giúp các em hiểu toán một cách có ý nghĩa nhất.

Theo học toán tư duy FunMath sẽ đem lại lợi ích gì cho con tôi?

  • Trẻ hiểu toán theo cách có ý nghĩa, khơi gợi sự thích thú khi học toán.
  • Phát triển tư duy logic của não bộ.
  • Hình thành sự tự tin.
  • Thúc đẩy khả năng tập trung suy luận.
  • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Thích nghi với thói quen tự học, quản lý và sắp xếp thời gian.
  • Hiểu rõ kiến thức toán, và hoàn thành tốt chương trình tại trường học.
  • Ứng dụng thông minh kiến thức toán học vào cuộc sống…

Toán tư duy FunMath phù hợp với học sinh ở lứa tuổi nào?

Chương trình toán tư duy FunMath được thiết kế cho trẻ từ 4 – 15 tuổi. Tùy vào năng lực của từng học sinh được đánh giá ở bài kiểm tra đầu vào, mà mỗi học sinh sẽ được xây dựng một kế hoạch học tập riêng với những cấp độ và chủ đề toán phù hợp với từng trẻ – kế hoạch học tập cá nhân.

Xem thêm chương trình toán tư duy FunMathdành cho bậc tiểu học tại đây

Môi trường và không khí lớp học tại VCK như thế nào khi con tôi học toán tư duy FunMath?

Mô hình học toán tư duy FunMath tại VCK được phân chia thành những nhóm nhỏ (3 – 5 trẻ) với kế hoạch học tập cá nhân phù hợp với năng lực từng trẻ. Giáo viên luôn đồng hành và tạo không khí lớp học đầy niềm vui, giám sát và phát huy tiềm năng nơi trẻ, khơi gợi sự hứng thú học toán, giúp trẻ hình thành sự tự tin, tập trung suy luận, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng dụng thông minh kiến thức toán vào từng hoàn cảnh cụ thể.

Giáo viên toán tư duy FunMath tại VCK là ai, chất lượng giảng dạy ra sao?

Giáo viên toán tư duy FunMath tại VCK là những nhà sư phạm tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm giảng dạy, và được huấn luyện theo tiêu chuẩn toán tư duy Hoa Kỳ. Giáo viên FunMath luôn chủ động quan tâm đến từng học sinh với những vấn đề mà các em đang gặp phải, đồng hành giúp các em nhận ra vấn đề của từng dạng toán và hướng dẫn các em tìm cách giải quyết theo năng lực của chính các em. Ngoài ra, các giáo viên FunMath thường xuyên tham gia các khóa tập huấn chuyên môn, và được cập nhật liên tục kiến thức toán học.



from VCK - Chuyên Giáo Dục Đặc Biệt https://bit.ly/3gxtX6Y
via IFTTT

Tuesday, May 12, 2020

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Có nhiều Phụ huynh hoang mang về vấn đề phát triển của con, đặc biệt những cha mẹ có con lần đầu. Và nhiều phụ huynh khi con đã bước qua giai đoạn vàng mới phát hiện. Để tránh trường hợp đó, VCK xin chia sẻ đến quý phụ huynh dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Những đặc điểm và dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Thế nào là trẻ chậm phát triển trí tuệ?

Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ chậm về ngôn ngữ, chậm về nhận biết và chậm thích ứng về xã hội. Có 4 mức độ khác nhau bao gồm: mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Chúng ta cần phân loại rõ để có thể có những chương trình giáo dục phù hợp cho mỗi trẻ.

Các mức độ của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Với trẻ chậm trí tuệ mức độ nhẹ:

Ngôn ngữ trẻ vẫn có, nhưng trẻ diễn đạt không được tốt có thể nói lắp hoặc nói ngọng kèm theo một chút và khả năng diễn đạt không chi tiết, không lưu loát, vốn từ thì hạn chế so với trẻ khác đồng lứa.

Các trẻ này khi đi học cũng sẽ có khó khăn về học tập, ví dụ như, chậm hiểu hơn, làm toán kém hơn, trong ứng xử với bạn bè cũng không được linh hoạt lắm. Điều này có nghĩa là trẻ vẫn có thể đi học hòa nhập được, nhưng giáo viên thường thấy trẻ có vẻ như thụ động. Ở mức độ này trẻ có thể học được đến lớp 6, ứng xử xã hội tốt tương đối tốt, vẫn có thể có những tự lập trong sinh hoạt hàng ngày Chỉ có điều là hơi chậm hơn so với các bạn khác thôi.  Do đó trẻ ở mức độ nhẹ, mẹ hơi khó phân biệt so với các trẻ bình thường khác, vì có thể có nhầm lẫn là trẻ này là trẻ ít được quan tâm ít được dạy v.v…

Nhưng vấn đề chính là trí tuệ của trẻ bị chậm hơn bình thường một chút.

Với mức độ trung bình:

Trẻ biểu hiện rõ hơn. Nghĩa là trẻ phải học nhiều lần mới hiểu, không tập trung chú ý, ngôn ngữ diễn đạt khó khăn hơn, chỉ nói được những câu ngắn gọn, đơn giản. Trẻ chỉ có thể kể lại những chuyện đơn giản, khả năng tư duy lôgic trừu tượng hầu như khó khan. Trẻ hầu như chỉ có thể tư duy cụ thể. Các trẻ này vẫn có thể tự lập trong sinh hoạt nhưng vẫn cần một chút hỗ trợ từ phía gia đình.

Với những trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng

Ở mức độ này thì rất dễ nhận biết. Các trẻ ở mức độ này gặp ít hơn so với trẻ ở mức độ nhẹ và trung bình. Trẻ chậm phát triển ở mức độ nặng có khả năng phát triển ngôn ngữ rất kém. Ngôn ngữ của trẻ ở mức rất thô sơ, sử dụng những từ ngữ đơn giản, rời rạc, không biết kể, không biết hội thoại. Về nhận thức, các trẻ này thì rất chậm, chỉ hiểu được cái khái niệm sơ đẳng nhất thôi. Ví dụ như: to nhỏ, màu sắc. Trẻ không thể hiểu được những khái niệm trừu tượng, hay so sánh tinh tế, ví dụ như sự khác biệt và giống nhau giữa hai con vật, đồ vật. Khả năng tổng hợp và phân tích rất kém. Trẻ mức độ này gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Với các kẻ này cần được tiếp cận với học đường chức năng để vừa có môi trường hòa nhập vừa có thể phát triển các khả năng tự lập, phát triển vốn văn hóa kiến thức phổ thông cơ bản để ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Sự thích ứng của trẻ cũng rất chậm và cần được hỗ trợ rất nhiều trong hầu hết các việc.

Kết Luận

Khi phụ huynh nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển với các mức độ này, cha mẹ có thể chọn chương trình phù hợp cho trẻ để giúp trẻ tối ưu hóa khả năng của mình mà không bị áp lực cho chính mình cũng như cho trẻ. Việc kỳ vọng quá mức vào trẻ khi trẻ không đủ khả năng chỉ làm cho trẻ thêm căng thẳng và không khí gia đình mình có những ảnh hưởng tiêu cực trong khi trẻ vẫn không thể để phát triển nhiều hơn với những kỳ vọng quá cao của phụ huynh.

Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển, quý phụ huynh có thể tham khảo tư vấn tại đây

 



from VCK - Chuyên Giáo Dục Đặc Biệt https://bit.ly/2LnAOSf
via IFTTT