Wednesday, June 24, 2020

5 Loại Hạt Dinh Dưỡng Tốt Cho Não Của Trẻ

Hạt dinh dưỡng đang là một xu thế và chắc hẳn nhiều mẹ cũng thắc mắc liệu những loại hạt này có giúp ích gì cho não bộ của bé trong việc học cũng như trong sự phát triển hoàn thiện của mình. Hãy đọc bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất.

Bên cạnh các loại siêu thực phẩm cực tốt cho trí não, bé càng ăn càng thông minh như trứng, cá hồi, các loại rau củ có màu đậm,… thì hạt dinh dưỡng cũng là một sự lựa chọn lý tưởng mà các mẹ không nên bỏ qua, đặc biệt khi việc sử dụng hạt trong thực đơn hằng ngày đang là một xu hướng mới, đại diện cho một lối sống lành mạnh. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem có những loại hạt nào tốt cho trí não của bé nhé. 

Xem thêm khóa học toán tư duy Funmath

Các loại hạt dinh dưỡng tốt cho não bộ của trẻ

Không kém cạnh bất cứ loại thực phẩm nào, các loại hạt dinh dưỡng mang trong mình vô vàn dưỡng chất, đem lại rất nhiều lợi ích thực tiễn trên cả phương diện sức khỏe lẫn làm đẹp, không chỉ là đối với người lớn mà còn đối với cả trẻ nhỏ. Sau đây là một số hạt mà các mẹ có thể dễ dàng tìm mua cũng như vai trò của chúng trong sự phát triển trí não của trẻ:

Hạt óc chó

Được mệnh danh là “vua của các loại hạt”, óc chó có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào và phong phú, đặc biệt là hàm lượng Omega-3 cao gấp 5 lần hàm lượng dưỡng chất này có trong cá hồi. Theo nhiều nghiên cứu cho biết Omega-3 có trong hạt óc chó giúp duy trì chất béo cấu trúc, loại chất chiếm đến 60% não bộ.

Ngoài ra, chất béo lành mạnh này còn giúp ổn định huyết áp, làm giảm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể và giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh. Không chỉ có Omega-3, hạt óc chó còn giàu các chất vitamin, trong đó có vitamin B1 và B6 là rất tốt cho sự phát triển mô não và thúc đẩy hoạt động hệ thần kinh ở trẻ.

Khoáng chất phong phú có trong hạt óc chó cũng là một điểm cộng lớn với hàm lượng Magie đặc biệt cao, giúp trẻ phòng ngừa được bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Trên thị trường, hạt óc chó rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng. Trước khi mua hạt bạn nên tìm hiểu thông tin kỹ về hạt này. Tham khảo tại Hạt óc chó Bazanland chẳng hạn. Tất cả sẽ được cập nhật chi tiết để bạn dễ dàng có thể tham khảo.

Hạt hạnh nhân

Không có chứa chất béo Omega-3 được người yêu người thích, thay vào đó hạt hạnh nhân lại sở hữu hàm lượng các khoáng chất dồi dào và đặc sắc. Đặc biệt là khoáng chất kẽm được biết là dưỡng chất có công năng chống oxy hóa tốt, từ đó làm giảm số lượng gốc tự do giúp tăng cường sức khỏe não.

Không chỉ có vậy, hàm lượng protein nạc cao có trong hạt hạnh nhân cũng rất tốt cho não, giúp phục hồi các tế bào não, cải thiện chức năng nhận thức cũng như khả năng ghi nhớ.

Hạt dẻ cười

Tương tự như hạt óc chó, hạt dẻ cũng có chứa hàm lượng Omega-3 cao và cho những ai chưa biết đến công năng của dưỡng chất này, sau đây là một số lợi ích mà chất béo lành mạnh này mang lại cho não bộ của trẻ:

·       Thúc đẩy sự phát triển trí não, khả năng tập trung và chỉ số IQ cao hơn

·       Tăng khả năng phối hợp giữa các bộ phận như tay, mắt, miệng; tăng kỹ năng xã hội

·       Tăng cường trí nhớ

·       Làm giảm các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích khác mà dưỡng chất này có thể mang lại cho sức khỏe của trẻ. Với những lợi ích nêu trên, Omega-3 quả không hổ là một trong những dưỡng chất được yêu thích nhất qua mọi thời đại.

Bên cạnh đó, hạt còn chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh có trong môi trường xung quanh hiệu quả.

Hạt điều

Tuy là loại hạt phổ biến nhất trong bộ hạt dinh dưỡng tại Việt Nam, hạt điều vẫn luôn khẳng định được ưu thế của mình với hương vị và giá trị dinh dưỡng dồi dào. Không được nổi bật với danh sách các thành phần dinh dưỡng đặc sắc như hạt óc chó, hạt dẻ hay hạt hạnh nhân nhưng hạt điều cũng có chứa hàm lượng chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, nâng cao sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, hàm lượng chất kẽm cao có trong hạt cũng giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Protein và Magie cũng góp phần bằng cách giúp xương chắc khỏe.

Hạt macca

Giống hạt điều, hạt macca cũng có chứa các chất béo không bão hòa rất tốt cho hệ tim mạch của trẻ. Bên cạnh đó, hạt còn chứa hàm lượng chất xơ cao, có công năng như một loại thuốc nhuận tràng đến từ thiên nhiên, giúp thúc đẩy tiêu hóa, hình thành hệ vi sinh gồm vô vàn lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

Tuy có hương vị bùi béo nhưng hạt lại không hề gây tăng cân mà ngược lại có chứa các axit palmitoleic giúp ngăn chặn sự tích trữ chất béo không cần thiết, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh béo phì. 

Các công dụng khác của hạt dinh dưỡng đối với trẻ

Tuy “nhỏ mà có võ”, các loại hạt dinh dưỡng nêu trên không chỉ đem lại những lợi ích cho não bộ của trẻ mà còn có rất nhiều công năng khác. Sau đây là một số lợi ích nổi bật khác của hạt:

Giảm tình trạng thừa cân, béo phì

Chúng ta đều biết trẻ rất thích ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ngọt, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, những thức uống có ga,…Và đây đều là những nguyên nhân cốt lõi gây tăng cân hay bệnh béo phì ở trẻ.

Nhưng hạt dinh dưỡng có thể phần nào giúp các mẹ giảm được gánh lo này với hàm lượng chất xơ và chất béo không bão hòa cao giúp ngăn chặn các cơn thèm ăn, cơn đói bất chợt của trẻ. Hạt cũng giúp tạo cảm giác no lâu khiến tần suất ăn vặt hay ăn các thực phẩm không tốt của trẻ giảm đáng kể.

Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao

Một ví dụ điển hình là trong 100g hạt hạnh nhân có chứa lên tới 481mg Phốt pho và 269mg Canxi, đây là 2 dưỡng chất rất tốt đối với xương, tế bào và mô.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện 85% chất phốt pho trong xương và răng, 15% chất này tìm thấy có trong tế bào và mô. Qua đó, mọi người chắc cũng đã hiểu được các khoáng chất này có vai trò quan trọng như thế nào rồi phải không.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trẻ rất hiếu động và thường thích khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Trong môi trường xung quanh có chứa vô vàn các tác nhân có thể gây bệnh cho trẻ vì vậy ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, các bé cũng cần có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Đây cũng là lý do mà các mẹ càng cần phải đưa hạt dinh dưỡng vào thực đơn hằng ngày của trẻ cũng như là của cả gia đình. Vì đa số các loại hạt đều có chứa các chất chống oxy hóa tốt, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

Nâng cao sức khỏe hệ tim mạch

Như đã có đề cập qua ở trên, phần lớn các loại hạt dinh dưỡng đều chứa các dưỡng chất thiết yếu, góp phần đáng kể trong việc nâng cao sức khỏe của hệ tim mạch, không chỉ ở trẻ mà còn ở nhiều đối tượng khác.

Đơn cử như hạt hạnh nhân ngoài chứa protein và các khoáng chất, các loại vitamin đặc biệt là vitamin E cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc giúp trẻ có một trái tim khỏe mạnh. Dưỡng chất này giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vàng lên đến 30-40%.

Trên đây mới chỉ là một số công năng nổi bật nhất mà việc dùng hạt dinh dưỡng điều độ có thể mang lại. Ngoài ra còn rất nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như làm đẹp khác mà các mẹ cùng gia đình mình nên tự trải nghiệm.

Nếu bạn đang tìm mua hạt dinh dưỡng uy tín và chất lưỡng. Hãy đến ngay Hạt dinh dưỡng Bazanland - Chuyên cung cấp sỉ - lẻ các loại hạt dinh dưỡng như: hạt macca, óc chó, hạnh nhân, hạt chia….tất cả được nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn hàng chất lượng. Mọi chi tiết có thể gọi qua hotline: 0937824899 hoặc nhắn tin qua mail: marketing@bazanland.com.

Mong rằng bài viết này có ích với mọi người và đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất trong giới dinh dưỡng nhé!



from VCK - Giáo Dục Đặc Biệt, Toán Tư Duy Funmath, Sinh trắc vân tay https://bit.ly/3hVKP8i
via IFTTT

Sunday, June 21, 2020

NHỮNG DẤU HIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ KHIẾM THÍNH

NHỮNG DẤU HIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ KHIẾM THÍNH

NHỮNG DẤU HIỆU TRẺ CÓ THỂ BỊ KHIẾM THÍNH

Những biểu hiện của trẻ bị mất thính lực ở các mức độ khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau ít nhiều, hoặc ngay cả ở một số trẻ, không có một dấu hiệu bất thường nào ở những giai đoạn đầu.  Tuy nhiên cha mẹ có thể nhận biết nếu để ý những dấu hiệu khiếm thính ở trẻ trong sinh hoạt hàng ngày, như:

 

Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi:

Trẻ không giật mình khi bất ngờ nghe âm thanh lớn hoặc là không có bất kỳ phản xạ nào với âm thanh, âm nhạc, giọng nói.

Trẻ không có các biểu hiện như hướng về nơi phát ra âm thanh.

Một dấu hiệu khác đó là các bé không cảm thấy thoải mái với những âm thanh du dương, êm dịu, nhẹ nhàng.

Các bé không cựa mình hay thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn khi trẻ đang ngủ trong phòng yên tĩnh.

 

Đối với trẻ từ 4 đến 8 tháng tuổi:  Trẻ không xoay đầu hai hướng mắc về nơi phát ra âm thanh.   Trẻ không có sự thay đổi với các môi trường ồn ào hoặc yên tĩnh hoặc giữa các âm thanh hoặc giọng nói khác nhau hoặc không có sự hứng thú với những đồ chơi có tiếng họ phát ra âm thanh

 

Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi :

Bé có biểu hiện không hề có cố gắng bắt chước để tạo ra một âm thanh nào đó hoặc bé có biểu hiện  khác khi nghe nói chuyện.

Hoặc bé có biểu hiện không biết ê a, không có các phản xạ khi nghe các hiệu lệnh như  “không được”,  cũng như không cảm nhận được các giọng điệu âm giọng của những cảm xúc khác nhau.

Trẻ có vẻ chỉ nghe được một vài âm thanh nhất định nào đó và chỉ có thể cảm nhận được một số tiếng động có độ rung nhất định.

Chỉ quay lại vì nhìn thấy cha mẹ hay vật chứ không phải do đơn thuần nghe âm thanh cha mẹ gọi và có thể bị nhầm lẫn là trẻ đang lờ đi hay đang chú ý việc khác.

Đây là biểu hiện của chứng mất thính lực một phần hay hoàn toàn.

Đối với trẻ từ 9 đến 12 tháng:

Khi được 9 tháng: các trẻ này không có phản ứng gì khi được gọi tên  là một dấu hiệu nhận biết rất sớm. Bên cạnh đó là các dấu hiệu tương tự như ở những độ tuổi trước đó. Các bé gặp khó khăn hoặc không bật được một số phụ âm như /m, p, b, g/. Và ko tương tác được với âm thanh, âm nhạc qua việc lắng nghe, lắc lư, hay ê a theo bài hát. Trẻ học nói chậm, dửng dưng với âm thanh, đến 1 tuổi mà chưa nói được từ đơn có nghĩa nào ví dụ như /ma ma/ = mẹ, /pa pa/ = ba, bố v.v…

Trẻ 12 tháng: Với những biểu hiện trên, trong giai đoạn này, trẻ ko hiểu được một số từ chỉ đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt hoạt hàng ngày. Trẻ chủ yếu nhìn các động tác để hiểu thông tin hoặc yêu cầu của người lớn, ví dụ như: vẫy tay bye bye, đưa tay chào, cúi đầu chào, cười lên, lại đây v.v....

 

Cha mẹ cần cho con đi khám khi gặp các dấu hiệu như trên

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ KHIẾM THÍNH

Một đứa trẻ không nói được  là do trẻ không nghe được,  từ đó không bắt chước được âm thanh lời nói, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khiếm thính?

Những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khiếm thính có thể xuất hiện trước, trong và sau khi sinh.

 

Nguyên nhân trước khi sinh có thể là là bẩm sinh dị dạng tai hay bị các khiếm khuyết vành tai, do bị nhiễm trùng trong quá trình mang thai như bị cúm sởi hay các bệnh do các loại virus khác;  tiền sử gia đình bị khiếm thính di truyền xảy ra việc taI trong phát triển không bình thường.

 

Nguyên nhân trong khi sinh như trẻ sinh non trước 6 tháng, nhẹ cân dưới 2kg hoặc bị chấn thương não do bị can thiệp sản khoa.

Nguyên nhân sau khi sinh do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não mủ, bị sởi, quai bị, bị viêm não và các bệnh liên quan đến tai do bị viêm nhiễm trùng viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính, do nhiễm độc thần kinh thính giác do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chấn thương đầu hoặc sọ não.

 

Nguyên nhân gây mất thính lực TẠM THỜI ở các trẻ nhỏ là do bị ráy tai quá nhiều hoặc các nhiễm trùng về tai, viêm màng não vì sởi, bị ho gà, bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, bị các loại vật lạ xâm nhập vào tai như hạt đậu, hạt thóc, đầu bút chì v.v…  các tổn thương gây thủng màng nhĩ,  hoặc bị thừa các chất nhầy trong vòi nhĩ do bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng tai giữa.

 

Nguyên nhân gây mất thính lực VĨNH VIỄN ở các trẻ nhỏ là do tiền sử của gia đình bị vấn đề về khiếm thính, do di truyền khiến cho cấu tạo tai trong phát triển bất thường, do trẻ bị nhiễm trùng trong quá trình thai nhi, người mẹ bị các bệnh như cúm sởi hoặc các bệnh có nhiễm các vi rút khác; do trẻ bị sang chấn mạnh hoặc chấn động một số vùng ở não bộ dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.



from VCK - Giáo Dục Đặc Biệt, Toán Tư Duy Funmath, Sinh trắc vân tay https://bit.ly/2YlNNen
via IFTTT

TRẺ HỌC NÓI VÀ VẤN ĐỀ KHIẾM THÍNH

TRẺ HỌC NÓI VÀ VẤN ĐỀ KHIẾM THÍNH

TRẺ HỌC NÓI VÀ GIAO TIẾP BẰNG CÁCH NÀO?

Trẻ học giao tiếp bằng cách phản hồi lại âm thanh xung quanh, và trẻ bắt chước các âm thanh này, từ đó trẻ phát triển kỹ năng nghe và nói.

Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng học hỏi nhận thức của các trẻ.

 

MỘT SỐ THÔNG TIN CÂN BIẾT VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

  • Ước tính có khoảng 90% các trẻ bị khiếm thính khi sinh ra có cha mẹ hoàn toàn bình thường.
  • Trẻ khiếm thính nếu không được phát hiện và chữa trị một cách hợp lý, đúng thời điểm, sẽ gặp những khó khăn trong việc giao tiếp, đọc và thực hành, cũng như kỹ năng xã hội.
  • Do đó cần xác định những khó khăn của trẻ và có hướng điều trị cũng như can thiệp kịp thời, càng sớm càng tốt.
  • Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu nghe kém, ít phản ứng với âm thanh, chảy mủ tai hoặc đau ngứa trong tai thì cha mẹ cần đưa các bé đến khám và chữa trị tại các bệnh viện phòng khám chuyên khoa.

 

NHỮNG BIỂU HIỆN liên quan về nguy cơ KHIẾM THÍNH ở trẻ nhỏ PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý

Phụ huynh cũng nên lưu ý các dấu hiệu khi trẻ không giật mình với những âm thanh lớn.  

Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên các bé có thính lực bình thường sẽ quay mặt hoặc hướng về nơi phát ra âm thanh. Nếu các con không có những biểu hiện như thế thì phụ huynh nên nhanh chóng lưu ý và tìm hướng xem xét để xác minh nguồn gốc của vấn đề đề bất thường này ở trẻ.

Phụ huynh không cần quá bối rối nhưng hãy bình tĩnh để xử lý vấn đề cho chính xác và hiệu quả.

Ở trẻ khiếm thính, do những hạn chế về vấn đề nghe, khả năng phát triển ngôn ngữ tiếp nhận, ngôn ngữ diễn đạt, cũng như trong giao tiếp đều gặp khó khăn do đó trẻ có khuynh hướng bị trì trệ trong nhận thức, tư duy và tính tình thường dễ cáu gắt. Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ.

Khi được phát hiện và can thiệp sớm nhất trong những giai đoạn đầu đời , trẻ sẽ cải thiện vấn đề nghe và từ đó phát triển những kỹ năng nói.

Ngược lại nếu trẻ được phát hiện chậm trễ và không can thiệp kịp thời sẽ có khuynh hướng không phát triển được ngôn ngữ lời nói mà phải sử dụng những ngôn ngữ hình thức khác để bổ trợ trong việc giao tiếp, ví dụ như, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ dấu tay v.v…

 

trẻ khiếm thính đơn thuần, thực chất là bộ phận phát ra âm thanh hay còn gọi là bộ phận cấu âm tất cả đều bình thường. Các trẻ này chỉ bị tổn hại những vấn đề ở cơ quan thính giác, ở các vị trí khác nhau, ở các mức độ khác nhau.

Tuy là cơ quan thính giác bị tổn thương nhưng vấn đề là khả năng tiếp nhận âm thanh của trẻ hạn chế dẫn đến thông tin tri giác thính giác ở não bộ cũng bị hạn chế, dẫn đến việc trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, từ đó trẻ không hình thành được ngôn ngữ nói cũng như không cảm nhận được âm thanh xung quanh.

Một trong các các biện pháp để chẩn đoán vấn đề thính giác đó là đo thính lực. Mục đích của đo thính lực là để đánh giá sức nghe được của các trẻ thợ các tần số và độ lớn âm thanh khác nhau và phối hợp  tìm hiểu các nguyên nhân giảm thính lực của trẻ.

 

TRƯỜNG HỢP TRẺ BỊ KHIẾM THÍNH TỪ TRONG BỤNG MẸ CÓ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC HAY KHÔNG?

 

Tùy thuộc vào vấn đề nguyên nhân và mức độ khiếm thính của trẻ, cũng như dựa trên các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày một nâng cao, tất cả các vấn đề khiếm thính đều có các giải pháp và phương án can thiệp hỗ trợ phù hợp. Từ đó trẻ có thể tiếp cận âm thanh và phát triển hết những tiềm năng của mình.

Vấn đề khiếm thính bẩm sinh phổ biến nhất là trẻ bị tổn thương phần ốc tai và mức độ khiếm thính của vấn đề này thường ở mức nặng hoặc sâu.

Can thiệp đầu tiên sau khi chẩn đoán vấn đề khiếm thính đó là cho trẻ sử dụng máy trợ thính và theo dõi trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng.

Nếu việc dùng máy trợ thính cho các trẻ này không hiệu quả, hoặc hiệu quả quá thấp thì sẽ cân nhắc đến việc cấy điện cực ốc tai.

Còn những trường hợp bị khiếm thính do vấn đề sau ốc tai, nghĩa là vấn đề về dây thần kinh và các vấn đề liên quan đến não, thì phương án phẫu thuật là duy nhất, đó là cấy điện cực thính giác vào thân não. Tuy nhiên phương pháp này chưa được triển khai ứng dụng ở nước ta.

 

Tóm lại, trẻ khiếm thính khi được phát hiện và can thiệp kịp thời và đúng cách cách phối hợp giữa y tế, kỹ thuật và giáo dục các trẻ sẽ được phát triển toàn diện và đúng như những tiềm năng khả năng của trẻ.



from VCK - Giáo Dục Đặc Biệt, Toán Tư Duy Funmath, Sinh trắc vân tay https://bit.ly/3dgtLq0
via IFTTT

Sunday, June 14, 2020

Cơ Sở Lý Luận Khoa Học Về Sinh Trắc Vân Tay

Khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề nào, chúng ta thường phải có một cơ sở lý luận. Cơ sở lý luận này đặt trên nền tảng khoa học, lý chứng xác thực, nhằm giúp củng cố những điều chúng ta nói và những gì chúng ta đang thực hiện trở tin cậy hơn cho chính chúng ta và cho những người mà chúng ta muốn nhắm tới. Và nghiên cứu về vân tay, có thật sự là một khoa học hay một bói toán mà nhiều người vẫn đang hiểu lầm?

Trong bài viết này, VCK xin chia sẻ đến các bạn cơ sở lý luận về sinh trắc vân tay, hay nói đúng hơn là cơ sở khoa học về sinh trắc. Hoặc cũng có thể tạm gọi nôm na: Những dẫn chứng để tin rằng sinh trắc vân tay là một ứng dụng khoa học.

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là nghiên cứu khoa học và tại sao sinh trắc vân tay lại là một nghiên cứu khoa học, mà không phải là bói toán xem chỉ tay như nhiều người lầm tưởng.

Nghiên cứu khoa học là gì

Là áp dụng những kiến thức, cơ sở lý luận để tìm ra một vấn đề nào đó cách rõ ràng. Và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống, con người…. hay theo định nghĩa của wikipedia:

Nghiên cứu: “Hoạt động nghiên cứu được dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình trước đó, giải quyết những vấn đề mới hay đang tồn tại, chứng minh các định lý, hay phát triển những lý thuyết mới. Mục đích chính yếu của nghiên cứu cơ bản (khác với nghiên cứu ứng dụng) là thu thập dữ kiện, phát kiến, diễn giải, hay nghiên cứu và phát triển những phương pháp và hệ thống vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển tri thức nhân loại. Các hình thức nghiên cứu bao gồm: khoa học, nhân văn, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, kinh doanh, thị trường... Cách tiếp cận nghiên cứu trong những lĩnh vực khác nhau có thể rất khác nhau.”

Tham khảo thêm tại

Mục đích của nghiên cứu sinh trắc vân tay

Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận sơ bộ cho việc nghiên cứu sinh trắc học vân tay là công việc thu thập các dữ liệu, chứng cứ xác thực để hiểu được não ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào, từ đó, ứng dụng vào phát triển thăng tiến bản thân.

Hiểu được vấn đề trên, chúng ta cùng bước sang một vấn đề khác, đó chính là mục đích của sinh trắc học dấu vân tay là làm gì? Xin trả lời đơn sơ thế này, mục đích cốt yếu của sinh trắc học vân tay nhằm giúp chúng ta hiểu về sự ảnh hưởng của não bộ trên hành vi của chúng ta và nhờ đó, chúng ta áp dụng chúng vào trong việc phát triển bản thân.

Những phương pháp giúp hiểu về sự ảnh hưởng của não bộ

Khoa học phát triển, việc nghiên cứu về não bộ không còn quá khó khăn. Chúng ta có thể hiểu được sự ảnh hưởng của não bộ qua: Thần kinh học, tâm lý học hành vi, nghiên cứu rời rạc về các nhóm tính cách, hoặc chính NLP, ngôn ngữ lập trình tư duy cũng giúp hiểu được não bộ và sự ảnh hưởng của não bộ.

Tuy nhiên, để nhìn thấy hình ảnh của não bộ dàn trải như một tấm bản đồ, thì phương pháp nào? MRI, CITI, SPEC là những phương pháp giúp ta thấy hình ảnh của não bộ. Nhưng chi phí của chúng thật sự khá đắt đỏ, chỉ có thể áp dụng trong vài trường hợp cần thiết trong trị liệu. Nhưng với dấu vân tay, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của não bộ mình cách đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả nghiên cứu cao. Tới đây, chúng ta lượt qua sơ lược khái niệm thế nào là sinh trắc học vân tay.

Hay sinh trắc vân tay là gì?

Sinh trắc vân tay có tên khoa học là DERMATOGLYPHICS là tên khoa học của sinh trắc học dấu vân tay.  và đây phương pháp nghiên cứu về dấu vân tay và thông qua dấu vân tay, người ta phân tích được tiềm năng não bộ.

Và bắt đầu chúng ta cùng tìm hiểu đến những cơ sở lý luận làm nền tảng minh chứng sinh trắc vân tay là một nghiên cứu khoa học.

Dấu vân tay cho chúng ta biết được sự phân bố các tế bào thần kinh mấu chốt trên não. Và ngành vân tay cho chúng ta kết quả thống kê học về ảnh vân tay với sự hình thành hành vi tính cách của con người.

5 thời kỳ nghiên cứu và phát triển của sinh trắc vân tay được cho là nền tảng khoa học không phải bói toán

Sự phát triển của sinh trắc vân tay dựa trên 5 thời kỳ chính mà VCK xin chia sẻ đến các bạn

Khảo cổ học

Tại Babylon cổ đại, thế kỷ 2 trước công nguyên, người Babylon đã biết sử dụng dấu vân tay để xác nhận như chữ ký cá nhân. Và những ai bị bắt giữ, thì được tiến hành lấy vân tay thời

Dưới triều vua Hammurabi (1792 tCn-1750 tCn) người ta đã tiến hành lấy dấu vân tay của những người bị bắt giữ. Trong giao dịch dân sự, để bảo vệ chống lại sự giả mạo, các bên tham gia hợp đồng ấn dấu vân tay của mình vào viên đất sét trên hợp đồng đã được viết.

Dấu vân tay được người Trung Hoa, Nhật Bản sử dụng để xác nhận các khoản vay, các đồ gốm từ trước Công nguyên rất lâu. Từ thời Tần (248 tCn-207 tCn), các quan chức đã biết in tay, in chân cũng như in ngón tay làm bằng chứng từ hiện trường vụ án. Sau này quan lại đã ấn dấu vân tay của họ vào các con dấu bằng đất sét được sử dụng trong các tài liệu khi lụa và giấy (105 bởi Thái Luân) được phát minh. Vào thế kỷ XIII, bác sĩ Ba Tư là Rashid al- Din Hamadani (1247-1318) đề cập đến việc Trung Quốc xác định người thông qua dấu vân tay của họ. Ông nhận xét: “Kinh nghiệm cho thấy rằng không có hai cá nhân có ngón tay hoàn toàn giống nhau”. Nhưng việc nghiên cứu vân tay, dâu vết vân tay một cách khoa học, viết thành sách lại thuộc về người châu Âu.

Vào cuối thế kỷ 19, vào năm 1880 tiến sĩ Henry Faulds đã đưa ra lý luận về số lượng vân tay TRC

Vào cuối thế kỷ 19, vào năm 1880 tiến sĩ Henry Faulds đã đưa ra lý luận về số lượng vân tay TRC viết tắt của từ Total Rigdge Count. Ông cho rằng, có thể dự đoán khá chính xác về mức độ phụ thuộc của vân tay vào gen di truyền của con người được thừa kế, trong đó liên quan nhiều nhất đến trí tuệ của con người.

Năm 1926 Harold Cummins được xem là cha để của sinh trắc dấu vân tay. Với lý luận: cường độ vân tay liên quan đến trí tuệ của con người. Và ông đã chứng minh được vân tay được hình thành đồng thời với sự hình thành của não bộ từ tuần 13 đến tuần 21 của thai kỳ.

Năm 1942, Charlotter Wolff ông đã sử dụng số liệu thống kê để tính toán ý nghĩa cho từng khu vực của lòng bàn tay và trí tuệ tiềm thức, đề xuất mối quan hệ giữa dấu vân tay và quá trình tư duy.

Năm 1986, Giải Nobel về sinh lý học đã được trao cho tiến sĩ Rita Levi Montalcini và tiến sĩ Stanley Cohen nhờ phát hiện mối tương quan giữa NGF (yếu tố tăng trưởng tế bào thần kinh não bộ) và EGF (yếu tố tăng trưởng tế bào biểu bì hình thành vân tay)

Bên cạnh đó, nền cơ sở lý luận của sinh trắc học dấu vân tay cần dựa vào 4 tiên đề

Đầu tiên, chúng ta cần chấp nhận:

Mỗi dấu vân tay có quan hệ với một thùy vật lý trên não

Theo sinh trắc vân tay, não bộ chia làm 5 vùng thùy: thùy trước trán, thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm. Tức là não được chia làm 2 bán cầu, bán cầu não trái và bán cầu não phải. và mỗi bán cầu não chia ra 5 thùy như vừa kể

Xem thêm chức năng của các thùy não tại

Chức Năng Của 5 Thùy Não Bộ

Thùy Chẩm:

Xử lí liên quan đến hình ảnh và ngón út là biểu hiện của thùy chẩm. Thùy chẩm có chức năng nhận thức thông tin từ thị giác và tái tạo hình ảnh, sau đó xuất hình ảnh đó về lại mắt. Thùy chẩm nằm sát gáy. Vùng vỏ thị giác liên kết thái dương dưới nhận thức màu sắc và hình dáng. Từ thùy chẩm kéo dài đến vùng đỉnh – thái dương trên nhận thức các đồ vật chuyển động.

Thùy Thái dương :

Âm thanh (ngón áp út). Thùy thái dương tương ứng với giác quan thính giác. Những người có thùy thái dương phát triển mạnh thường rất nhạy cảm với âm thanh. Chức năng nổi trội của thùy thái dương là trí nhớ, đặc biệt trí nhớ tường thuật (declarative memory).

Thùy Đỉnh

Thùy Đỉnh : liên quan đến cảm giác và vận động (ngón giữa). Thùy đỉnh tương ứng với vai trò vận động, tiếp nhận và hiểu được các thông tin, cảm giác bản thể. Đứa trẻ nào có thùy đỉnh phát triển nhanh hơn những thùy còn lại khi được sinh ra, chúng sẽ biết chạy trước khi biết nói.

Thùy Trán:

Khả năng ghi nhớ (Ngón trỏ) Thùy trán tương ứng với vai trò nhận thức, thực hiện, hành động, chú ý. Chức năng nổi trội của thùy trán bao gồm: bộ nhớ làm việc (working memory), phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật cùng loại.

Thùy trước trán:

khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá (ngón cái). Thùy trước trán có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các thùy còn lại và phân tích dữ liệu. Vì vậy chức năng cơ bản của thùy trước trán đó chính là tư duy, logic, phản biện, đánh giá, xem xét thông tin.

Tiên đề thứ 2 cần chấp nhận đó chính là thuyết thông minh đa dạng theo Gardner

Howard Gardner sinh ra tại Scranton, Pennsylvania vào năm 1943. Cha mẹ ông đã chuyển từ Nürnberg Đức đến Mỹ năm 1938 với đứa con 3 tuổi, Eric. Ngay trước khi Howard Gardner ra đời, Eric đã thiệt mạng trong một tai nạn trượt tuyết. Hai sự kiện này không được nhắc đến trong tuổi thơ của Gardner, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và sự phát triển của ông. Ông không được tham gia nhiều hoạt động thể chất nguy hiểm nhưng lại được khuyến khích theo đuổi các ý tưởng sáng tạo và tri thức. Khi Howard bắt đầu phát hiện ra lịch sử bí mật của gia đình (và nguồn gốc Do Thái) ông bắt đầu nhận thức rằng ông khác với cha mẹ và các bạn đồng trang lứa.

Cha mẹ đã gửi Howard đến Phillips Academy tại Andover Massachusetts, nhưng ông từ chối. Ông đến học ở một trường Trung học Dân lập tại Kingston, Pennsylvania. Howard Gardner đã nắm được cơ hội ở đây và có được sự ủng hộ cũng như quý mến của nhiều giáo viên tốt. Sau đó ông đã học tại Đại học Havard để học Lịch sử và sẵn sàng theo nghề luật.Tuy nhiên, ông may mắn được làm học trò của Eric Erikson. Theo Howard Gardner, Erikson có lẽ đã “gắn xi” lên hoài bão trở thành học giả của ông.

Và có một vài điều khác: Trí óc tôi thực sự được mở rộng khi tôi tới Harvard và có cơ hội làm học trò của nhà phân tâm học Eric Erikson, nhà xã hội học David Riesman và nhà tâm lý và nhận thức học Jerome Bruner. Tôi đã học khóa học về nghiên cứu bản năng của con người, đặc biệt con người suy nghĩ như thế nào. Và từ đó học thuyết Trí Thông minh Đa dạng ra đời

Howard Gardner định nghĩa thông minh là” khả năng giải quyết các vấn đề hoặc đưa ra những sản phẩm mới có giá trị trong một hay nhiều nền văn hóa khác nhau (Gardner&Hatch, 1989).

Học thuyết Trí thông minh đa dạng

Năm 1983, Howard đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh.

Ban đầu Howard Gardner đưa ra 7 Trí thông minh. Hai Trí thông minh đầu tiên có giá trị điển hình trong trường học; ba Trí thông minh tiếp theo thường được gắn với nghệ thuật; và hai Trí thông minh cuối cùng được Howard Gardner gọi là “Trí thông minh cá nhân”. Tổng hợp của 7 loại hình thông minh đó là:

  • Thông minh về ngôn ngữ
  • Thông minh toán học
  • Thông minh về âm nhạc
  • Thông minh thể chất
  • Thông minh về hội họa không gian
  • Thông minh nội tâm
  • Thông minh về tương tác xã hội

Năm 1996 ông tiếp tục đưa ra thêm Trí thông minh về tự nhiên. Hiện nay ông nghiên cứu thêm một loại hình Trí thông minh nữa, đó là Trí thông minh Sinh tồn. Theo Howard Gardner, Trí thông minh đa dạng cho thấy mỗi con người có khả năng biểu đạt tri thức của mình theo 9 cách khác nhau và khi đã biết trí thông minh của mình là gì thì bạn sẽ biết học theo cách tốt nhất là như thế nào.

Egroup và Apax xin giới thiệu trí thông minh đa dạng của Howard Gardner dưới loạt bài nghiên cứu sau:

Trí thông minh ngôn ngữ

Đây là trí thông minh của các phóng viên, nhà văn, người kể chuyện, các nhà thơ và luật sư, người có khả năng về ngôn ngữ có thể tranh biện , thuyết phục, làm trò, hay hướng dẫn hiệu quả thông qua sử dụng lời nói,

Trí thông minh logic toán học

Là loại hình thông minh đối với những con số và sự logic, đây là trí thông minh của các nhà khoa học, kế toán viên và những người lập trình máy tính, nét tiêu biểu về trí thông minh logic toán học gồm có khả năng xác định nguyên nhân, chuỗi các sự kiện, tìm ra quy tắc dựa trên các khái niệm.

Trí thông minh hình ảnh không gian

Trí thông minh không gian liên quan đến việc suy nghĩ bằng hình ảnh, biểu tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo các góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan, đó là mảnh đất sáng tạo của các kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, nghệ sỹ, các phi công và các kỹ sư cơ khi máy móc, những người đã thiết kế ra Kim tự tháp Ai Cập có rất nhiều trí thông minh này.

Trí thông minh âm nhạc

Đặc điểm cơ bản của trí thông minh âm nhạc là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu, đó là trí thông minh của các nhạc công hay những ca sĩ, ngoài ra trí thông minh âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt và hát theo giai điệu.

Trí thông minh vận động thể chất

Khả năng vận động thân thể là loại hình thông minh của chính bản thân cơ thể, nó bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt động về thân thể, khiến các hoạt động của thân thể và các thao tác cầm nắm một cách khéo léo, các vận động viên thể thao, những người làm nghề thủ công, thợ cơ khí và các bác sỹ phẫu thuật là những người sở hữu khả năng này,

Trí thông minh tương tác cá nhân

Đây là năng lực hiểu và làm được với những người khác, khả năng nhìn thấu suốt bên trong người khác, từ đó nhìn ra viễn cảnh bên ngoài bằng chính con mắt của họ,

Trí thông minh nội tâm

Trí thông minh nội tâm là năng lực tự nhận thức về bản thân, một người có tư duy này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của bản thân mình, người có trí thông minh này họ thường hay xem xét bản thân và thích trầm tư suy nghĩ, được ở trạng thái tĩnh lặng hay các trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc khác, họ thích làm việc một mình hơn làm việc cùng những người khác, họ là người có tính độc lập và tính tự giác tốt.

Những dạng thông minh được bổ sung

Trí thông minh thiên nhiên

Trí thông minh thiên nhiên là khả năng tinh thông trong việc nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật trong môi trường. Đối với mỗi dạng trong bảy loại hình thông minh đầu tiên, có rất nhiều cách để thể hiện chúng ra thế giới bên ngoài. Có lẽ rõ rệt nhất, những người có cảm nhận về thiên nhiên bộc lộ trí thông minh của mình. Đó là sở trường của những người làm vườn, trồng cây cảnh, sáng tạo khung cảnh thiên nhiên , hay nói cách khác là thể hiện sự quan tâm tự nhiên của mình đối với thực vật

Trí thông minh hiện sinh

Trí thông minh hiện sinh có rất ít mối quan hệ với bất kỳ hệ tư tưởng nào. Hơn thế, định nghĩa trí thông minh hiện sinh là trí thông minh liên quan tới các vấn đề cơ bản của cuộc sống. Những câu hỏi như: "Cuộc sống là gì?" "Ý nghĩa của nó là gì?" "Vì sao lại có quỷ dữ?" "Loài người sẽ tiến tới đâu?" và "Chúa có tồn tại hay không?" là những điểm khởi đầu mạnh mẽ cho một cuộc khai phá tầm nhận thức sâu sắc hơn. định nghĩa khả năng của trí thông minh hiện sinh gồm hai phần:

- Xác định bản thân tới những tầm xa nhất của vũ trụ - nơi tận cùng, vô tận.

- Xác định bản thân với những tính năng hiện hữu nhất của điều kiện con người - tầm quan trọng của cuộc sống, ý nghĩa của cái chết, số mệnh cuối cùng của thế giới vật chất, tinh thần, những trải nghiệm sâu sắc như là tình yêu của con người hoặc niềm đam mê nghệ thuật.

Một số người có nhiều trí thông minh hiện sinh do họ đã tìm thấy một "chân lý cuối cùng", trong khi những người khác kém hơn vì không tìm ra. Những người có trí thông minh hiện sinh có thể là nhà thần học, mục sư, giáo sỹ Do Thái, pháp sư, linh mục, thầy dạy Yoga, nhà sư và những thầy trưởng tế Hồi giáo. Mỗi người trong số họ có thể có những nhận thức khác nhau về bản chất của chân lý tuyệt đối. Nhưng cũng có những người theo thuyết bất khả tri, những triết gia theo phái hoài nghi, phái vô thần, phái châm chích, những người báng bổ hoặc những nhà dị giáo - những người thể hiện một trình độ cao hơn của trí thông minh hiện sinh bởi họ luôn cố xoay xở với những câu hỏi ở mức độ căng thẳng và phức tạp.

Xem chi tiết tại

Tiên đề thứ 3: chấp nhận lý thuyết về toàn não

Tiên đề thứ 4: vân tay học – hình ảnh vân tay liên quan đến hành vi. Nghiên cứu của Harold Cummins

Năm 1926 Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay. Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi và được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ.

Cấu tạo của não bộ là sự liên kết giữa các nơ trôn thần kinh. Số lượng của các nơ trôn thần kinh trên não là bẩm sinh và nó được hình thành trong giai đoạn từ tuần 13 cho đến tuần thứ 19 của thai kì.

Sự phân bổ số lượng tế bào nơ trôn thần kinh này trên 5 trung khu thần kinh não là bẩm sinh và chúng được phân bổ không đồng đều.

Các nhà bác học cho rằng dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và biểu bì. Một vài trong số các tác động đó là sự cung cấp ôxy, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triển của các biểu mô…Điều thú vị là mặc dù có chung một hệ thống gen di truyền nhưng vân tay ở mười đầu ngón tay của mỗi cá nhân khác nhau. Năm 1868 nhà bác học Roberts chỉ ra rằng mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau; ngoài ra ngón tay cái và ngón tay trỏ còn phải chịu thêm một vài tác động môi trường riêng. Vì vậy, vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân khác nhau.

Hai anh em (chị em) song sinh cùng trứng có dấu vân tay khá là giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được rõ dấu vân tay của từng người. Đó là vì tuy có cùng hệ thống gen di truyền và chia sẻ chung môi trường phát triển trong bụng mẹ nhưng do họ có vị trí khác nhau trong dạ con nên môi trường vi mô của họ khác nhau và do đó có dấu vân tay khác nhau.

Cuối thế kỉ 19 năm 1880, Tiến sĩ Henry Faulds đã chứng minh được rằng có thể dự đoán tương đối chính xác tổng số lượng vân tay TRC (Total Ridge Count) và mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của mỗi người. Vì vậy có thể coi TRC là một biểu hiện phụ trợ của hệ thống gen mà con người được thừa kế. Thông qua vân tay, chúng ta có thể biết được sự phân bổ các nơ trôn thần kinh tại mỗi vị trí thùy não bằng việc phân tích TRC

TRC phản ánh gần đúng sự đóng góp của từng gen riêng biệt trong hệ thống gen vào việc hình thành một con người cụ thể. Thật vậy, dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hai yếu tố hệ thống gen và môi trường nên nó phản ánh được quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

Năm 1926 Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay. Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi và được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ.

Trước đó,một bác sĩ người Mỹ đã phát hiện ra một trường hợp kỳ lạ ở một trẻ mới sinh,đứa bé này không hề có bộ não. Người ta cũng đã phát hiện ra một điều dấu vân tay có liên hệ mật thiết với bộ não, bởi vì cả hai cùng không tìm thấy trong thời điểm này.

Các trường hợp tương tự như vậy xuất hiện với tần số ngày càng nhiều khiến các chuyên gia không thể phủ nhận một điều rằng: Não người và dấu vân tay đi liền với nhau. Ngành khoa học thần kinh đã nhấn mạnh rằng dấu vân tay và bộ não cùng phát triển đồng bộ với nhau. Ví dụ, ta có thể biết một đứa trẻ mắc hội chứng Down thông qua dấu vân tay rất khác biệt so với những đứa trẻ bình thường.

Giáo sư khoa thần kinh học người Canada Penfield đã công bố một biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các vùng não và chức năng của cơ thể. Trong đó, mối quan hệ giữa dấu vân tay và não cũng đã được chỉ ra.

Chuyên gia y khoa Nhật Bản cũng đã chứng minh được rằng các ngón tay liên quan chặt chẽ đến bán cầu não.Phát minh này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực,tạo ra một bước tiến vượt trội trong y khoa.

Vì thế, để tìm hiểu tại sao một người lại hành động như thế này còn người kia hành động theo cách khác, một người có năng khiếu về lĩnh vực này nhưng người khác lại không, thì chỉ có một con đường duy nhất là nghiên cứu họ thông qua dấu ấn rất riêng được thể hiện bằng các đường vân trên ngón tay.

Như thế, dựa vào những gì chúng ta cùng bàn luận trên, chúng ta có thể kết luận rằng, sinh trắc học dấu vân tay chính là một nghiên cứu khoa học, chứ không phải bói toán như nhiều người lầm tưởng. Và như thế, ứng dụng của sinh trắc vân tay vào cuộc sống bạn có thể tham khảo tại:

 

 



from VCK - Chuyên Giáo Dục Đặc Biệt https://bit.ly/2MVafVl
via IFTTT

Những Vấn Đề Thường Gặp Của Trẻ Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

Tên gọi và thuật ngữ liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ

Tự kỷ: Autism xuất phát từ chữ Hy Lạp có ý nghĩa là tự động, tự thân, trong tâm thần học, được nhà nghiên cứu Bleuler sử dụng lần đầu tiên. Đây là tư ngữ để chỉ một triệu chứng cơ bản của bệnh tâm thần phân liệt. Triệu chứng tự kỷ là nét cơ bản của các triệu chứng âm tính trong tâm thần phân liệt. Người bệnh mất đi phần lớn các chức năng giao tiếp và tương tác với môi trường xã hôi. Biểu hiện như là thu minh, không giao tiếp và tương tác.

Lịch sử nghiên cứu về tự kỷ được bắt đầu từ năm 1943, sau các công trình nghiên cứu chính thức của hai nhà tâm lý, bác sỹ là Leo Kanner – người Ukrina năm 1943 và Hans Asperger – Người Áo, năm 1944.

Trong lịch sử, những thay đổi về thuật ngữ tự kỷ cũng như những tiêu chí chẩn đoán tự kỷ có thể rõ rang nhất trong Bảng thống kê, phân loại quốc tế về những bệnh liên quan đến sức khỏe của WHO tổ chứ y tế thế giới gọi tắt là ICD. Và sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tinh thần của hội tâm thần Mỹ gọi tắt là DSM.

Bản đầu tiên của IDC

Trong những bản đầu tiên, IDC chưa hề đề cập đến vấn đề tự kỷ. Nhưng trong bản thứ 8 vào năm 1967, IDC chỉ đề cập đến vấn đề tự kỷ nhưng một dạng rối loạn tâm thần phân liệt. Và mãi đến 10 năm sau, tức năm 1977, thì có đề cập đến vấn đề tự kỷ dưới một tên gọi “rối loạn tâm thần ấu thơ”.

Vào thế kỷ 20, những thập niên 70 và 80 thuật ngữ rối loạn phổ tự kỷ bắt đầu được xem xét và biết đến. Và theo quan điểm của nhà tâm lý học Kanner, ông xếp tự kỷ cổ điển hay tự kỷ ấu nhi vào một phạm trù rộng lớn hơn là rối loạn phổ tự kỷ gọi tắt là ASDs

Các loại rối loạn phổ tự kỷ ASDs

Rối loạn phổ tự kỷ ASDs bao gồm

Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder). Hội chứng Asperger, rối loạn hòa nhập tuổi thơ, hội chứng Rett.

Thuật Ngữ Rối loạn phổ tự kỷ

Thuật ngữ rối loạn phổ tự kỷ thường được xme là đồng nghĩa với rối loạn phát triển diện  rộng. Nhiều quan điểm cho rằng dải ASDs bao gồm rối loạn tự kỷ AD ở giữ, gối lên hội chứng Asperger, rối loạn hòa nhập tuổi ấu thơ, và hội chứng Rett

Phần lớn cha mẹ ở Anh không thích dùng từ rối loạn phát triển diện rộng mà họ thích dùng từ rối loạn phổ tự kỉ, và thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu.

Theo tiêu chuẩn của ICD 10 và DSM IV, rối loạn phát triển lan tỏa/ rối loạn phổ tự kỷ được chia làm 5 nhóm:

Rối loạn tự kỷ

Rối loạn Asperger

Hội chứng Asperger được phát hiện vào năm 1944 bởi bác sĩ Hans Asperger khi quan sát một nhóm trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Tuần suất gặp vào khoảng 1/250 trẻ gồm có các đặc điểm sau

Khiếm khuyết về quan hệ xã hội

Khiếm khuyết về quan hệ xã hội: kém khả năng kết bạn so với trẻ cùng tuổi và hay bị cô lập. Sử dụng các kỹ năng không lời kém chẳng hạn: nhìn bằng mắt thể hiện bằng nét mặt ngôn ngữ cơ thể để để kiểm soát giao tiếp xã hội. Thiếu sự giao lưu về xã hội tình cảm và thấu cảm mất khả năng nhận biết về những ám chỉ quy ước xã hội.

khiếm khuyết về các khả năng giao tiếp tinh tế thế

Trẻ có thể nói từ đơn vào lúc 2 tuổi và nhóm tự do tiếp vào lúc 3 tuổi. IQ bình thường Hoặc gần bình thường. Lời nói của trẻ lưu loát nhưng không có khó khăn về hội thoại, như nội dung cứng nhắc ngữ liệu không bình thường và có xu hướng hiểu theo nghĩa đen của thông điệp khi giao tiếp.

mối quan tâm hạn chế:  có những quan tâm đặc biệt bất thường và cường độ và tập trung có ưu thế các cửa động định hình và cố định

Bên cạnh những dấu hiệu định hình nói trên trẻ cũng có một số biểu hiện bất thường về cả vận động thô và tinh thường gặp như chân tay vụng về, thuận tay trái nhạy cảm với âm thanh sợ chạm. Thiếu niên hoặc người lớn bị hội chứng này thường kém trong việc phân bố thời gian trong việc thể hiện ý nghĩ và lời nói họ cũng khó khăn trong kiểm soát và thể hiện cảm xúc của mình.

Rối loạn tự kỷ đặc hiệu được phát hiện rất sớm Khi trẻ lên 2 - 3 tuổi hoặc sớm hơn. Tuy nhiên trẻ mắc hội chứng Asperger lại chỉ có thể phát hiện sau khi trẻ lên 2 tuổi. Trong rất nhiều trường hợp kết quả chỉ được xác định một cách chính xác khi trẻ lên 7-8 Tuổi trẻ mắc hội chứng Asperger có trí tuệ bình thường hoặc trung bình một số trẻ Đạt bức IQ trên 120 thuộc loại thông minh. Trẻ vẫn có ngôn ngữ và có khả năng trao đổi tiếp xúc. Tuy nhiên cách diễn đạt ngôn ngữ của trẻ này thường dùng và vụng về khó hiểu dễ thương khó khăn về khả năng giao tiếp xã hội đặc biệt với ngôn ngữ cơ thể và hạn chế giao tiếp mắt giọng đều đều giới hạn mỗi quan tâm hành vi không bình thường. Trẻ có xu thế sống cô độc những người mắc hội chứng này có sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và Toán học có trí nhớ phong phú lạ thường.

Tỷ lệ mắc bệnh theo giới

Cứ 4 trẻ mắc hội chứng Asperger có 3 trai 1 gái. Với sự chăm sóc dạy dỗ kiên trì và phù hợp sẽ giúp cho đứa trẻ cải thiện dần dần tình trạng bệnh lý và có khả năng có một cuộc sống hữu ích. Tuy nhiên một số trường hợp phải dùng thuốc và có rối loạn hành vi nhiều tăng động tự gây thương tích hoạt động kinh

Rối loạn Rett

Rối loạn gen rối loạn Rett là một trong 5 trường hợp rối loạn phát triển khá hiếm gặp và chỉ thấy ở bé gái. Bé trai mang Bạn sẽ chết trước sinh mặc dù rối loạn này được mô tả lần đầu tiên bởi Rett năm 1966. Nhưng nhận thức và lâm sản chỉ hơn khi Hagberg và Cộng Sự năm 1983 báo cáo thêm 35 trường hợp. Tần suất gặp là 11000 đến 15000 trẻ sẽ có một thời kỳ phát triển gần như bình thường ở độ tuổi từ 6 đến 8 tháng.  Sau đó xuất hiện các triệu chứng thoái triển não trí thông minh hạn chế.

Trẻ mắc rối loạn này bị chậm phát triển về mặt xã hội và trí tuệ ngày càng nặng. Trẻ sẽ dần không đáp ứng lại với cha mẹ và quay lưng lại với giao tiếp xã hội. Thêm vào đó đứa trẻ cũng không tỏ ra thích thú khi tiếp xúc với người thân trong gia đình và với các đồ chơi mà trong những ngày đầu tiên trẻ thích. Trẻ đang nói sẽ dần không nói được, ngôn ngữ nghèo nàn và thoái hóa dần dần. Nét mặt trở nên vô cảm bất động thì rất nhìn không tập trung vào một đối tượng cụ thể rõ rệt. Trẻ mắc lỗi loạn thường thiếu sự điều hợp trong những vận động và cử động tay chân co quắp cong queo cho nên khi đi đứng giữa chuyện dễ bị mất thăng bằng mất hoặc ngã tay trở nên không sử dụng được nữa. Và thường có những cử động định hình như xoắn và vỗ tập tay... Sau 3 đến 10 tuổi vận động của trẻ giảm dần bị liệt cứng đánh mất điều hòa hầu hết các bé gái đều phải sử dụng xe lăn sau 10 tuổi. Trẻ bị hội chứng pháp hay bị co giật và thường gặp hiện tượng thủ dâm. Những nghiên cứu và di truyền cho thấy đột biến gen đơn có thể gây ra hội chứng Rett. Một số nhà nghiên cứu gần đây cho rằng nguyên nhân của hội chứng này là những rối loạn và thoái hóa của nhiễm sắc thể X.

Rối loạn bất hòa nhập tuổi thơ (CDD)

Xuất hiện chậm hơn so với hai rối loạn phố Tự kỷ và Rett. Khác bối rối loạn  Rett, rối loạn CDD có cả nam và nữ sau 9 tuổi tỉ lệ 1/100.000 trẻ em. Rối loạn bất hòa nhập tuổi thơ ấu có ba triệu chứng đặc hiệu của tự kỷ trước khi mắc hội chứng này trẻ phát triển một cách hoàn toàn bình thường trong 3 đến bạn đến hai năm đầu và sau đó mất dẫn kỹ năng ở tuổi thứ 10, đặc biệt các kỹ năng ngôn ngữ xã hội nhận thức và kỹ năng vận động. Trái lại với hội chứng Rett các trẻ em mắc hội chứng này có yếu tố rối loạn nho Nhỏ trong phối hợp tay chân và các giác quan với nhau khi vận động và di chuyển. Sự khác biệt này và yếu tố giới tính giúp Phân biệt phát và CDD ở RETT

Ở cả Rett và CDD đều có nguyên nhân là sự thoái hóa não bộ. Với điều kiện hiện tại của y khoa chưa có một trường hợp phục hồi.

4 rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (PDD – NOS)

PDD – NOS thường được gọi là tự kỷ không điển hình, là những người có khó khăn về tương tác xã hội giao tiếp có lợi và không lời, hành vi mối tương quan và những hoạt động định hình nhưng không đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán của tự kỷ tức không đủ 6 tiêu chuẩn trong số 12 tiêu chuẩn cho chẩn đoán Tự kỷ và thường xuất hiện sau 30 tháng tuổi. Dấu hiệu báo động chỉ là chơi lăng xăng chọn ngôn ngữ thiếu chú ý tính tiền nước nhát. Chẩn đoán này thường được đề cập đến những trường hợp có thông tin không đầy đủ hoặc không rõ ràng hoặc khi có chuyên gia do dự dùng thuật ngữ tự kỷ. Quy trình chẩn đoán và sàng lọc đối với PDD-NOS cũng giống như đối với rối loạn phố tự kỷ khác.

Là tự kỷ rối loạn tự kỷ gọi tắt là tự kỷ

Một số khái niệm về sự kiện được sử dụng khá phổ biến hiện nay đó là theo từ điển bách khoa Colombia 1996 tự kỷ là một quy luật phát triển có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh làm ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của não bộ tự kỷ được xác định bởi sự phát triển không bình thường về kỹ năng giao tiếp kỹ năng tương tác xã hội và suy luận Nam nhiều gấp 4 lần nữ trẻ có thể phát triển bình thường cho đến tận 30 tháng tuổi.

Năm 1999 tại Hội nghị toàn quốc về tự kỷ ở Mỹ các chuyên gia cho rằng nên xếp tự kỷ vào nhóm các rối loạn lan tỏa và đã thống nhất đưa ra định nghĩa cuối cùng và sự kiện như sau: Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển những ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội.

Hiện nay khái niệm tương đối đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất là khái niệm phổ của tổ chức Liên Hiệp Quốc đưa vào năm học 2008 như sau: Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời thường được thể hiện ra ngoài trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên, chủ yếu và hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia, không phân biệt giới tính chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế xã hội. Đặc điểm của nó là sự khó khăn trong tương tác xã hội các vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và có các hành vi sở thích và hoạt động lập đi lập lại và hạn hẹp. Trong phạm vi của tài liệu chúng tôi cũng thống nhất sử dụng khái niệm này xuyên suốt các nội dung của tài liệu.

Như vậy mặc dù hiện nay còn rất nhiều ý kiến chưa thống nhất về khái niệm tự kỷ, nhưng hầu hết các khái niệm của các nhà nghiên cứu và nhà giáo dục đưa ra về sự kiện đều thống nhất rằng tự kỷ là một khiếm khuyế, khuyết tật phát triển kéo dài suốt đời làm ảnh hưởng trầm trọng tới quan hệ và giao tiếp xã hội khả năng tưởng tượng và hành vi của trẻ. Tùy vào mức độ tự kỷ mà hưởng của tật tới lĩnh vực là khác nhau và có những biểu hiện khác nhau.

Ví dụ trẻ rối loạn tự kỷ Không thể thiết lập các mối quan hệ xã hội chỉ thu mình trong thế giới riêng, nhưng ngược lại, có những trẻ rối loạn phố tự kỷ vẫn có thể thiết lập được các mối quan hệ theo cách của mình ở mức đơn giản, có trẻ rối loạn phố tự kỷ biểu hiện khác ngoài một số hành vi để hình như không thích Được âu yếm vuốt ve, không phản ứng lại các tác động bên ngoài. Không thích tiếp xúc cơ thể, xử sự với người khác một cách máy móc những biểu hiện của tự kỷ thường rất đa dạng và chỉ một lộ rõ nét khi trẻ được 2 3 tuổi. Do vậy đối với trẻ dưới 3 tuổi có biểu hiện của tự kỷ có thể chưa bộc lộ rõ. Có trẻ có những biểu hiện ở hành vi địa hình mạnh mẽ nhưng cũng có trẻ chưa đó có những biểu hiện của tự kỷ như sau một thời gian thì tự mất các hành vi này và ngược lại có những trẻ trước đó không có các biểu hiện hành vi tự kỷ hoặc có nhưng ở mức độ nhẹ. Nhưng sau đó lại phát triển có tính thoái lui thể hiện ở việc tần suất xuất hiện các hành vi tiêu cực nhiều hơn và với mức độ nặng hơn. Tuy nhiên ở một số trẻ rối loạn phố tự kỷ một số biểu hiện của tự kỷ đã được thể hiện sớm như ít hoặc không cười hay bỏ bữa hay khóc, quấn mẹ...

Tiêu chí chuẩn đoán rối là phụ thuộc gửi theo đi DSM chính thức phát hành tháng 5 năm 2013 với một số thay đổi trong quan điểm về sự kiện nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và thực tiễn về tự kỷ. Điểm nổi bật trong phiên bản này:

thay đổi tên gọi rối loạn phát triển diện rộng PDD bằng tên gọi rối loạn phổ tự kỉ ASD

tên gọi ASD cũng được dùng chung cho tất cả rối loạn thuộc phổ tự kỷ, thay vì các tên gọi với từng loại rối loạn trong phiên bản trước.

Gom nhóm khiếm khuyết và giao tiếp và tương tác xã hội làm một, theo đó sẽ có hai tiêu chí chẩn đoán cũng được các nhà chuyên môn đánh giá là hẹp hơn so với phiên bản trước kia chưa chuẩn đoán rối loạn phố tự kỷ DMS như sau:

khiếm khuyết trầm trọng về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong nhiều hoàn cảnh không được giải thích bởi sự trì hoãn và truyền thông thường và biểu hiện ở 3 dấu hiệu sau:

Rối loạn phát triển lan toả – không đặc biệt

khi khiếm khuyết về hành vi giao tiếp không lời được sử dụng trong tương tác xã hội trong giới từ sự hạn chế về khả năng phối hợp giao tiếp có lời và không lời cho chị các trường trong tương tác mắt và ngôn ngữ cơ thể hoặc tiết mục trong việc hiểu và sử dụng giao tiếp không lời tớ chỉ thiếu một hoàn toàn về thể hiện nét mặt và cử chỉ

 3 khiếm khuyết về khả năng phát triển và duy trì quan hệ phối hợp với mức độ phát triển ranh giới từ khó khăn trong điều kiện hành vi để đáp ứng phù hợp với bối cảnh xã hội do khó khăn trong tham gia chơi giả vờ và trong việc kết bạn Tớ thể hiện sự thiếu quan tâm đến sự có mặt

 B sự giới hạn tập huấn và hành vi sở thích và hoạt động thể hiện tối thiểu ở hai Biểu hiện sau

Một một trận Cúp và lập tức Gặp Lại lời nói cử động hoặc hoạt động với đồ vật như lập đi lập lại những cử động đơn giản nhảy lời là viết gặp lại hành động với đồ vật hoặc các thể hiện đặc trưng

 hài Duy trì thói quen một cách thái quá hành vi có lời và không lời theo khuôn mẫu và Tấm và sự thay đổi như khởi động thêm một nghi thức khuôn mẫu khăng khăng với lộ trình hoặc thức ăn cho biết được lại một câu hỏi hoặc căng thẳng dữ liệu khi có một thay đổi nhỏ

 thể hiện sự quan tâm bản mẹ với một số thứ với cảm xúc và sự tập trung như gắn bó một cách mạnh mẽ hoặc bận tâm ra dạng với những đồ vật khác thường sở thích hạn hẹp và duy trì một cách thái quá

 cảm giác đầu tiên trên hoặc dưới ngưỡng hoặc quan tâm đến một kích thích từ môi trường ở mức không bình thường như thờ ơ với cảm giác đau nóng lạnh phản ứng ngược lại với âm thanh và chất liệu cụ thể nhạy cảm quá mức khi người người hoặc sờ vào đồ vật mới mặc với ánh đèn hoặc vai trò

Xe những dấu hiệu trên phải được biểu hiện từ khi còn nhỏ nhưng có thể không thể hiện hoàn toàn rõ nét tới khi vượt qua giới hạn

 

 

 

 



from VCK - Chuyên Giáo Dục Đặc Biệt https://bit.ly/30FjSiV
via IFTTT

Friday, June 5, 2020

Kiến Thức Cơ Bản Về Sinh Trắc Vân Tay

Từ lâu, chúng ta thường nghe nói đến sinh trắc học vân tay, hay sinh trắc dấu vân tay. Vậy sinh trắc vân tay là gì, những lợi ích của chúng đem lại ra sao. Sau đây VCK xin chia sẻ kiến thức cơ bản về sinh trắc vân tay. Nhờ đó, giúp cho những ai đang muốn tìm hiểu để lấn sân sang lãnh vực này, hoặc muốn tìm hiểu để hiểu rõ bản thân hơn. Trước tiên, chúng ta nói đến nền tảng của sinh trắc vân tay. Dựa vào nền tảng khoa học và lịch sử phát triển sinh trắc vân tay

Nền Tảng Khoa Học Và Lịch Sử Phát Triển 

Sinh trắc vân tay có phải là bói toán?

Vấn đề: Trước tiên, có nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu sinh trắc vân tay có phải là bói toán không? Đâu là căn cứ để tin vào sinh trắc vân tay? Cơ sở giải quyết vấn đề sinh trắc vân tay là bói toán hay là khoa học? Để hiểu được điều này, chúng ta cần phải tìm hiểu sinh trắc vân tay là gì? là công cụ dựa vào phân tích vân tay để cho ta được tính năng bộ não của người được phân tích. Não mình hoạt động như thế nào? nó định hình tất cả hoạt động của mình: hoạt động vật lý, và vô hình (yêu, ghét..) còn bói toán, chỉ định hay đoán mò dựa vào kinh nghiệm, tâm lý hay một thứ khác liên quan, mà không có nền tảng chắc chắn. Trong khi sinh trắc học dấu vân tay là công cụ giúp hiểu về não bộ, còn bói toán hướng tới những gì là tương lai dựa trên những nền tảng không vững chắc. Vậy

Sinh trắc vân tay giúp:

- Dần dần làm chủ cuộc sống của mình

- không sống theo bản năng mà dựa vào suy nghĩ, suy xét.

Vì sao qua sinh trắc vân tay, chúng ta biết về não bộ của chúng ta?

Từ xa xưa con người muốn tìm hiểu về não bộ, và con người thường để lại dấu vân tay khi cầm nắm một vật gì đó. Và người ta ta dựa vào đó để đặt vấn đề: liệu vân tay có liên quan đến não bộ hay không? Và những nỗ lực chứng minh dấu vân tay có phải là duy nhất của từng người? Sau khi nghiên cứu người ta nhận ra rằng, mỗi người có vân tay khác nhau hoàn toàn.

Cũng vậy, từ xa xưa, người Trung Hoa đã biết điểm chỉ dấu vân tay trên những văn bản, Thế kỷ 16: các bác sĩ bổ sống người da đen để tìm hiểu về bộ não con người và có vài kết quả khả quan. Hơn nữa từ những khao khát muốn khám phá não bộ cũng như sự liên quan giữa não bộ và vân tay, người ta dựa vào năm luận cứ sau;

Năm luận cứ khoa học về sinh trắc vân tay

Luận cứ một quá trình tiến hóa của con người

Mộc 1: Trong quá trình tìm hiểu về sự tiến hóa của loài người, các nghiên cứu đã cho thấy các cơ quan của con người dần phát triển: hai chi trước ngắn hơn rồi chuyển thành 2 tay, dần dần đi bằng 2 chi sau, và cuối cùng là thay đổi phần đầu. Ngón tay ngắn, và thùy trán thu gọn lại. ngón tay và não song song phát triển cùng nhau Nên có sự tương quan vì vậy dựa vào bàn tay để tìm hiểu bộ não.

Mật độ vân tay liên quan đến năng lực não bộ

Mốc 2 : dựa vào thống kê William Herschel, Henry Faulds, Francis Galton: mật độ vân tay liên quan đến năng lực não bộ.

Harold Cummins 1926: mật độ vân tay PI liên quan đến tiềm năng và trí tuệ con người

Mốc 3: năm 1926 : có 2 loại bệnh khiến cho nhiều người rất lo sợ: liệt rung, chứng alzheimer… Lúc đó, 1 người cuồng vân tay tên Harold Cummims, ông đưa ra lý luận cường độ vân tay Pattern Intensity: PI có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ con người:

  • vì sao dấu vân tay có liên quan đến não bộ? Và vấn đề đưa ra kết luận: thông qua dấu vân tay để tìm hiểu xem người bệnh có liên quan gi đến dấu vân tay không?
  • Quá trình hình thành thai: dấu vân tay và bộ não của con người có liên hệ thế nào? não bộ và vân tay liên hệ với nhau nghiên cứu bệnh qua vân tay từ đó dấy lên phong trào tìm hiểu mối liên hệ nó liên hệ như thế nào?
  • hệ thống thần kinh hình thành đồng thời với hệ thống vân tay 1926: hệ thần kinh hình thành thì dấu vân tay hình thành. Quan sát thực tế vân tay và não liên quan với nhau.

Mối quan hệ giữa vân tay và não bộ qua Charlotte Wolff

Mốc 4: Charlotte Wolff sử dụng số liệu thống kê để tính toán ý nghĩa từng khu vực của lòng bàn tay và trí tuệ tiềm thức, đề xuất mối quan hệ giữa vân tay và não bộ qua đó biểu hiện tính cách và năng lực của con người (1942).

Giải Nobel y học 1986 cho mối tương quan giữa vân tay và não bộ

Mốc 5: năm 1986, giải Nobel về y học cho phát hiện mối tương quan giữa vân tay và não bộ. Thống kê với mật độ vân tay, từng ngón tay liên quan đến từng bộ phận của não bộ 1 dâu vân tay đại diện cho 1 vùng trên não là bao nhiêu % so với 10 vùng trên não.

Dựa vào các luận chứng trên, người ta có thể khẳng định, sinh trắc vân tay là một nghiên cứu khoa học. Để tìm hiểu thêm về chi tiết nghiên cứu lịch sử phát triển sinh trắc vân tay, xin xem tại bài viết này

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử sinh trắc học dấu vân tay tại Việt Nam.

SINH TRẮC VÂN TAY TẠI VIỆT NAM

Bối Cảnh Ngành Vân Tay

Công ty đầu tiên tại Việt Nam là công ty V.M.I.T (ở Singapore) đã nhập phần mềm về VN tầm 6-8 năm, bán phần mềm cho người khác. Hiên nay số công ty đang hoạt động về Sinh Trắc Vân Tay khoảng 30+ và Thời gian có ở VN tầm 10 năm. Và hiện nay có các công ty tương đối nổi

Các Công ty đang có dịch vụ sinh trắc vân tay

  • VMIT
  • THUMBRULE VN
  • WELLGEN VN
  • INTERHOUSE RESEARCH
  • AYP
  • CÔNG TY VCK

Các Đơn Vị Nghiên Cứu Phát Triển

  • Sing: ADRC viên nghiên cứu Châu Á (Markest)
  • Ấn : Thumbrule
  • Đài Loan ( Italents – đã dẹp rồi), xử lý vân tay bán tự động
  • Việt Nam: Interhouse Research và ICOME. Tuy xuất phát từ nước ngoài, nhưng tại Việt Nam, cũng có rất nhiều đơn vị nghiên cứu. Và họ nghiên cứu cho người bản địa.

Tại sao không nên gửi qua nước ngoài (Singapore và Malaysia)?

Nhiều khách hàng thắc mắc tại sao vân tay không gửi qua nước ngoài. Hoặc những công ty ngay tại Việt Nam cũng lấy việc gửi qua nước ngoài để xuất bài sinh trắc làm thế mạnh cho dịch vụ của mình. Tuy nhiên, có những lý do căn bản sau có thể làm tại Việt Nam, mà kết quả hoàn toàn không khác.

  • Rủi ro về pháp lý: không kiểm soát họ có thật sự xóa hay không, ở Việt Nam có thể vào máy chủ để xem.
  • Tính chính xác: Không biết nguồn gốc của con số, công thức để xây dựng. vì không biết xây dựng từ công thức nào, phân tích có thể sai và tốc độ sửa chữa chậm
  • Rủi ro về cơ sở dữ liệu: dữ liệu phân tích không phải việt nam
  • Quan điểm xây dựng nội dung không phù hợp vì nền tảng phần mềm nước ngoài

Những Đối Tượng Sử Dụng Sinh Trắc Vân Tay

Đối Với Trẻ Em:

Hiểu được đặc trưng của bé để tương tác làm bạn cũng như hiểu và chấp nhận bé và xây dựng môi trường phù hợp cho bé. Nhờ đó, đẩy mạnh quá trình đào tạo giáo dục bé tốt hơn.

Đối với Thiếu Niên

Với những thiếu niên, đang trong quá trình chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành, đây là giai đoạn quan trong để trẻ hiểu được chính mình, những mong muốn của mình. Ngoài ra qua bài sinh trắc, cha mẹ hiểu và tương tác với con và giúp con vượt qua giai đoạn này cách tốt. Ngoài ra, bài sinh trắc còn hỗ trợ xây dựng mối tương quan với bạn bè và xã hội cũng như giúp định hướng nghề nghệp cho các bạn cách sớm nhất.

Người Trường Thành

Qua bài sinh trắc vân tay, những người trưởng thành sẽ hiểu được mình để sống tích cực, tìm ra cho mình hướng đi phù hợp. xây dựng mối trường làm việc hiệu quả, trợ giúp phát huy năng lực qua việc hiểu về năng lương đối với não và học cách học thụ động để tối ưu.

Tình yêu Hôn Nhân

Đời sống hôn nhân là sự kết hợp giữa 2 bản thể hoàn toàn xa lạ sống chung cùng một mái gia đình. Cùng xây dựng giá trị, vun đắp… Bài sinh trắc vân tay giúp người chồng cũng như người vợ thấu hiểu để tôn trọng nhau như họ là, và tránh những thói áp đặt của người này với người kia. Đồng thời sinh trắc vân tay cũng giúp hiểu đối phương nhờ đó giải quyết những xung đột trong giao tiếp.

Người Cao Tuổi

Việc người cao tuổi sử dụng bài sinh trắc vân tay rất có ý nghĩa. Bởi qua bài sinh trắc họ tìm được những việc hứng thú để não bộ tránh lão hóa, sống có mục đích, tích cực hơn

Áp dụng sinh trắc vân tay trong gia đình:

Bài sinh trắc vân tay giúp mỗi thành viên trong gia đình hiểu được bản sắc riêng của mỗi người. Nhờ đó tôn trọng, thấu hiểu, yêu thường và hạnh phúc

Doanh Nghiệp Với Nhân Sự:

Áp dụng sinh trắc vân tay trong nhân sự thật ý nghĩa. Bởi bài sinh trắc vân tay đưa ra các chỉ số phù hợp với công việc của từng vị trí. Cho một ví dụ cụ thể: một người sếp, nếu sang tạo nhờ cảm xúc, đôi lúc sẽ có những mâu thuẫn với những nhân viên sang tạo nhờ tư liệu. Nhưng khi hiểu được vấn đề như thế, họ sẽ không quá khắt khe và có những ý nghĩ tiêu cực về nhân viên mình. Hoặc một người sếp có dấu vân tay UR tức chủng độc đáo, thì họ có thói quen hay giao việc vào phút chót. Như thế việc dùng sinh trắc vân tay để Khai thác năng lực và hỗ trợ sự phát triển năng lực của nhân viên, từ đó tạo ra môi trường làm việc phù hợp cho tổ chức, và xay dựng nhóm làm việc hiệu quả.

Đến đây, ta nói qua về cấu trúc của não bộ theo sinh trắc học vân tay.

Cấu Trúc Não Bộ Theo Sinh Trắc Vân Tay

Chức Năng Của 5 Thùy Não Bộ

Thùy Chẩm:

Xử lí liên quan đến hình ảnh và ngón út là biểu hiện của thùy chẩm. Thùy chẩm có chức năng nhận thức thông tin từ thị giác và tái tạo hình ảnh, sau đó xuất hình ảnh đó về lại mắt. Thùy chẩm nằm sát gáy. Vùng vỏ thị giác liên kết thái dương dưới nhận thức màu sắc và hình dáng. Từ thùy chẩm kéo dài đến vùng đỉnh – thái dương trên nhận thức các đồ vật chuyển động.

Thùy Thái dương :

Âm thanh (ngón áp út). Thùy thái dương tương ứng với giác quan thính giác. Những người có thùy thái dương phát triển mạnh thường rất nhạy cảm với âm thanh. Chức năng nổi trội của thùy thái dương là trí nhớ, đặc biệt trí nhớ tường thuật (declarative memory).

Thùy Đỉnh

Thùy Đỉnh : liên quan đến cảm giác và vận động (ngón giữa). Thùy đỉnh tương ứng với vai trò vận động, tiếp nhận và hiểu được các thông tin, cảm giác bản thể. Đứa trẻ nào có thùy đỉnh phát triển nhanh hơn những thùy còn lại khi được sinh ra, chúng sẽ biết chạy trước khi biết nói.

Thùy Trán:

Khả năng ghi nhớ (Ngón trỏ) Thùy trán tương ứng với vai trò nhận thức, thực hiện, hành động, chú ý. Chức năng nổi trội của thùy trán bao gồm: bộ nhớ làm việc (working memory), phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật cùng loại.

Thùy trước trán:

khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá (ngón cái). Thùy trước trán có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các thùy còn lại và phân tích dữ liệu. Vì vậy chức năng cơ bản của thùy trước trán đó chính là tư duy, logic, phản biện, đánh giá, xem xét thông tin.

Chức Năng Của Bán Cầu Não

Bộ não chia làm 2 bán cầu: bán cầu não trái và bán cầu não phải

Tay phải : biểu hiện bán cầu não trái và tay trái biểu hiện cho bán cầu não phải

Não Bên phải : xử lý nững gì đến từ phía ngoài (ngoại sinh)

Não Bên Trái : xử lý những gì đến từ trong (nội sinh)

Đặc Tính Của Hai Bán Cầu

Bán cầu não trái :

  • Có sự kết nối những gì đã biết đã quen thuộc
  • Được trình bày cách tuần tự
  • Cần có con số hoặc cái gì cụ thể đó để dễ so sánh
  • Một vật thể có thể cảm nhận bởi giác quan
  • Nói có sách, mách có chứng : có dẫn chứng cụ thể
  • Được phân tích chia nhỏ ra hoặc quy nạp thành vấn đề lớn hơn.

Bán cầu não phải:

  • Tùy thuộc vào yếu tố độc đáo, ấn tượng
  • Được trình bày từ bức tranh tổng quát -> chi tiết
  • Có ý nghĩa nhân sinh
  • Lấy chúng ta làm chủ thể (thông tin có liên quan đến bản thân)
  • Hình thành niềm tin cảm tính (thích là tin, không thích k tin)
  • Lấy người trình bày làm chủ thể
  • Thông điệp của não phải, não trái : để biết cách tiếp nhận thông tin của từng người để giúp họ dễ ghi nhớ thông tin hơn.

Các Chủng Vân Tay Và Ý Nghĩa Chung

Nhận diện

  • Mục đích xác nhận chủng vân tay là xác đinh xu hướng của họ thôi. Bị chi phối bởi thói quen nào chi phối.
  • Nhận diện chủng vân tay: theo tâm và Delta
  • Tâm: đường vân đồi chiều
  • Delta: 3 đương vân tao thành góc tù. Mỗi bên không có quá 1 delta

Các chủng vân tay chung:

NHÓM WHORL hay CÒN GỌI LÀ NHÓM ĐẠI BÀNG 

Đặc Điểm: Hai delta (thường ở 2 phần 1/3 hai bên)

NHÓM 1 TÂM 2 DELTA: WT, WS, WE

  • WT: target (tối thiểu có 3 đường đồng tâm trở lên
  • WS: spiral: hình xoắn ốc
  • WE: elongated hình bầu dục

NHÓM 2 TÂM 2 DELTA: WC, WD, WI

  • WC: composite: vân k phủ, đa tâm mạnh học tập và nghiên cứu
  • WD: double composite vân phủ luôn delta, đa tâm mạnh trong nhận thức
  • WI: imploding <>explode đường bao phủ 2 tâm bằng đường tròn khép kín. Thiết lập tiêu chuẩn cho riêng họ

NHÓM HÌNH THÁI ĐẶC BIỆT: WP, WL, WX

  • WP: giống wt, nhưng 1 trong 2 delta gần tâm, nhỏ hơn 5 vân từ tâm đến delta (chủng hoa tay) (peacock)
  • WL: delta nằm gân tâm nhỏ hơn 5 đơn vị lantern
  • WX: 3 tâm extension

NHÓM LOOP: UL, RL: Một Delta hay còn gọi là chủng nước xuôi, nước ngược

  • RL: delta năm phía ngón út và hướng vân đổ về ngón cái
  • UL: delta năm ve phia ngon cai vân đổ về ngón út

NHÓM ARCH: AS, AT, AU, AR Chủng vân tay núi

  • Không tìm thấy delta ở 2 phần 1/3 hai bên
  • AS: simple
  • At:Tent (lều)
  • AU, AR: khoảng cách với delta và tâm rất nhỏ hơn 5, delta nằm ở dưới
    LF: 2 tâm và delta năm giữa Loop Fall/fault : khả năng cảm nhận k ổn định, quan điểm lúc này lúc khác

ĐẶC TÍNH CÁC CHỦNG VÂN TAY

Chủng LOOP (UL, RL)

Hướng Môi Trường UL: bị ảnh hưởng bị động một chiều từ những con người xung quanh mình.  khó xác lập đặc trưng riêng cho mình. Dễ tiếp nhận cái mới nhưng cũng vì vậy mà khó bảo vệ chứng kiến của mình.

Học tập: học tập tốt bằng bắt chước quan sát (thời gian đủ là trên 3 tháng và ngày nào cũng học
học rất nhanh qua môi trường sống: chỉ cần tạo ra môi trường tương ứng
ví dụ: muốn con học vẽ, thì cho bé vào môi trường vẽ, và những người thích vẽ…. thì con của mình sẽ ổn. chấp nhận ý kiến mới lạ, rất dễ dàng bị sao lãng, bối rối nếu có quá nhiều ý kiến… vì không có chứng kiến riêng của mình

Công Việc: Môi trường quyết định Mức độ hiệu quả trong công việc: nên xếp họ vào chỗ tích cực thì họ sẽ tích cực, Khả năng thích nghi va chấp nhận môi trường mới: họ có thể làm đa ngành nghề (thư ký, kế toán…) nhưng không có mức độ chuyên sâu. Nên cho họ vào 1 môi trường cụ thể và đủ lâu họ sẽ làm tốt Đánh giá cao sự khích lệ động viên: có nghĩa là môi trường tích cực họ sẽ ổn
Cuộc Sống: Thích nghi với môi trường sống.Thân thiện, cởi mở ở những môi trường quen thuộc tâm thái dễ chịu: nếu vào môi trường mới lạ, thì họ sẽ im lặng, sau khi quan sát 1 thời gian thì nó sẽ ổn nếu môi trường ổn, thì bé sẽ hòa nhập nhanh. Nếu môi trường bất ổn định, thì co thể thành rụt rẻ => cần có thời gian để hòa hợp cộng đồng. Thích cộng đồng, nhưng tùy vào tâm trạng cá nhân, nếu môi trường tốt sẽ tốt.
Khuyến nghị: Vì họ là người chịu ảnh hưởng của môi trường nên cần chú ý vào môi trường để tạo môi trường hơn là chú ý đến bản thân người đó nhưng cần thời gian đủ. tạo môi trường cho họ hơn là đưa ra lời khuyên.


Hướng Độc Đáo RL:

Là người bị ảnh hưởng bởi tính độc đáo-ấn tượng. thích xác lập yếu tố độc đáo cho mình. (họ vẫn bị ảnh hưởng của môi trường, nhưng họ sẽ có hướng khác) Yếu tố này có nhiều cấp độ từ ấn tượng cho đến lập dị. (tích cực: có thể thu hút đám đông, nhưng nếu lập dị quá, thì họ có thể bị tách khỏi đám đông. Nên họ thường co xu hướng vị kỉ) Và luôn theo đuổi những gi tạo ra cho bản thân sự thích thú (hưng phấn)

Tích cực: nếu làm việc trong môi trường sáng tạo, suy nghĩ => thì rất tiềm năng, vì họ có tính độc đáo
Tiêu cực: sự hòa hợp vào đám đông không cao. Ghi nhận và thích nghi nhanh, nhưng linh động vì không ảnh hưởng từ môi trường

Nếu người có chủng UL và RL:

Liệu có mâu thuẫn không? Có khi có, có khi không? Nhưng quan trọng là môi trường của người đó như thế nào? Thường vì mình hay vì người khác….

Học Tập:

Nếu bạn nhỏ: nhiều khi cách mình nói thế này, thì bé có thể cho là thế kia. Đôi khi tưởng bé cứng đầu. Học tốt bằng cách nhìn nhận và so sánh các vấn đề nhìn vào điểm đặc biệt. bắt chước tốt nhưng ghi nhận ở vấn đề đặc biệt. khi trình bày vấn đề nào, thì nên tạo sự kỳ lạ, độc đáo, bí ẩn trước tiên vì thường sẽ hứng thú với điều kỳ lạ
Ví dụ: nói với bé: dẫn người già qua đường là điều tốt, thì bé lại suy nghĩ tại sao dẫn người già qua đương là tốt mà k chọn giải pháp là chọn dừng xe

Tiêu cực: nếu người nào chấp nhận điều dị biệt của bé thì k sao, và ngược lại,

Công Việc: hiệu quả cv tùy thuộc vào sự yêu thích do cv mang lại, nếu là sếp, thì họ quản trị đôi lúc nhân viên k theo kịp vì họ đi theo hướng khác biệt của sự đào tạo của nhân viên nên thường nghĩ nhân viên mình dốt vì k đồng ý với mình.


Chủng WHORL (W)

Hướng Đa Tâm WC, WD,  WI: Họ thích tò mò tìm hiểu và khám phá tri thức. bị ảnh hưởng bởi tư duy đa chiều (Người đó muốn thực hiện nhiều công việc cũng như mục tiêu cùng lúc.)

ví dụ: quan điểm gì về khi mua vé số cho người bán vé số: giúp đỡ họ, hoặc có 1 cái nào khác…=> (nếu chỉ nhìn nhận 1 chiều đó không phải là tri thức của họ, mà họ cần fai nhìn nhận kiến thức của mình khi có nhiều chiều)

Tích cực: nếu time, tiền bạc cho phép, thì làm sẽ tốt, nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng cho ta đủ time và vật chất.
Tiêu cực: làm việc khó đến nơi đến chốn. Ôm đồm nhiều.
Học tập: cần cung cấp thông tin nhiều chiều cho một vấn đề sẽ gúp học tập tốt hơn.Nếu cung cấp 1 chiều thì nó k hứng thú, mà dẫn đến việc họ tím thêm 1 quan điểm khác về vấn đề khác. Linh hoạt trong học tập rất mạnh. Họ không bị áp đặt bởi kiến thức, Và thích liên kết nhiều lãnh vực khác nhau
Khuyến nghị: khi nói chuyên cần nói rộng nhiều vấn đề nhiều chiều. nên có thể thử khám phá vấn đề mới mà đôi khi vấn đề đó hết sức nguy hiểm. Cần xây dựng môi trường tri thức nhiều chiều: video, sách, internet…

Công Việc: Làm việc hiệu quả khi được giao mục tiêu rõ ràng và chủ động. Thường kết hợp nhiều cách nhìn để giải quyết vấn đề. Đánh giá môi trường tự do chia sẻ

Đời Sống: dễ thích nghi, nhưng chủ động, là những người nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nên khó đưa ra quyết định, thích được chia sẻ tự do tư tưởng,

Tiêu cực: vì họ có nhiều mục tiêu, nên họ càng thấy quá tải.
Khuyến Nghị: Rèn luyện về kĩ năng quản lý thời gian, tạo môi trường tìm kiếm và chia sẻ thông tin.

PHÂN BIỆT CÁC CHỦNG WC, WD, WI

  • WC: nhiều góc độ về tư tưởng, học thuật, nghiên cứu
  • WD: nhận thức qua các nhận thức, quan điểm thiên về tính độc đáo.
  • WI: nhiều quan điểm, hành động bị giới hạn trong định mức nào đó
     

CHỦNG VÂN TAY HƯỚNG CẢM XÚC WE:

Bản thân bị chi phối cảm xúc mạnh mẽ và nắm bắt cảm xúc người khác cũng như có khả năng lan truyền cảm xúc sang người khác. Họ có tầm nhìn xa khi hành động. Dễ có xu hướng lo lắng bồn chồn. Dùng cảm xúc để đánh giá vấn đề, nếu họ vui thì họ đánh giá vui, ít dùng lý trí để đánh giá vấn đề. Nếu có hứng trong học, thì họ họ rất ok, nhưng nếu chán, họ buông bỏ. Mau nóng chóng nguội. họ có tầm nhìn xa, tức là dự đoán tốt tương lai tức là lo xa, nhưng tiêu cực là họ dễ lo lắng.

Học Tập: Nếu thầy cô truyền cảm xúc thì học tốt và ngược lại. mới bắt đầu học thì họ dễ tao hưng phấn ban đầu, nhưng họ dễ dàng chán nản. Biết cách tổng hợp, và thích suy diễn.

Khuyến nghị: Giúp rèn luyện cảm xúc. Thường xuyên rơi vào cảm giác thiếu năng lượng, và tập trung không lâu

Công Việc: làm việc hiệu quả khi làm chủ cảm xúc và cảm hứng của bản thân. Có khi buông bỏ tất cả. và có khi làm việc như thế có thể gây ra hậu quả không ngờ. Cầu toàn khi chuẩn bị xa => chuẩn bị kỹ, => có thể lo xa. Nhưng truyền cảm xúc cho người khác nhanh. Cảm xúc khó kiểm soát. Vui thì truyền cảm xúc nhanh, và nguoc lại.

HƯỚNG MỤC TIÊU WT, WS:

Bị ảnh hưởng bởi mục tiêu cá nhân. luôn đặt mục tiêu ưu tiên số 1. Do vậy thường có tính chủ động, quyết đoán. Thích điều khiển người khác và không thích bị sự điều khiển của của ai.

  • Mục tiêu đề ra luôn ưu tiên
  • Bực bội với những nhân tố làm cản trở mình
  • Wt: cam kết 100% trong suy nghĩ và hành động
  • Ws: 80%
  • Đôi lúc độc tài, gia trưởng.
  • Trẻ: học tập tốt nếu có mục tiêu học tập cho bé,
  • Hình thành nhận thức nhanh, nhưng khó thay đổi khi đã nhận thức.
  • Có khả năng thay đổi mục tiêu học tập

Công việc: làm việc mạnh khi ở vai trò lãnh đạo vì họ ít khi làm việc theo chỉ đạo của người khác

Cam kết mức độ đạt mục tiêu cao. Muốn người khác làm theo sự sắp xếp của mình và không muốn nghe theo sự sắp đặt của người khác.

Đời Sống: cam kết mục tiêu cao, dễ đến mất cân bằng trong mối tương quan xã hội. thường có mối quan hệ rộng nhưng không chuyên sâu. Khó thay đổi khi đã nhận đinh ban đầu về một người nào đó.

Khuyến nghị: kĩ năng quản trị mục tiêu, rèn luyện năng lực lắng nghe và chấp nhận ý kiến trái chiều

Chủng Vân Tay Hướng Hoàn Hảo WP, WL

Cá nhân bị chi phối bởi tiêu chuẩn hoàn hảo từ suy nghĩ đến hành động. nhanh nhẹn, phản ứng nhanh. Tư duy sáng tạo trong công việc nên thường làm việc theo cách khác biệt. chú trọng đến vẻ bề ngoài nền thường có sức lôi cuốn.

Khuyến nghị: cần có sự cân bằng về năng lực và kỳ vọng

Ví dụ: người nào có UL và WS= tùy cái nào đến trước, tùy mục tiêu

Chủng Vân Tay Arch (Hướng Hệ Thống)

HƯỚNG HỆ THỐNG AT, AS, AU, AR: cá nhân bị tính hệ thống ảnh hưởng, làm việc theo trình tự. khả năng ghi nhớ nhiều thông tin cùng lúc không nhanh, nhưng họ có khả năng nghiên cứu chuyên sâu bằng cách lặp đi lặp lại

Trước 16t học ít giỏi: não bộ chưa kết nối hoàn chỉnh giữa các vùng não, nên k có khả năng tự nhận thức những thông tin, mà lại ít gặp người thầy biết cách trinh bày 1 vấn đề cách hệ thống.

Sau 16t học rất giỏi: vì lúc này các liên kết giữa các cùng chức năng đã hoàn chỉnh.
Khi họ ghi nhận 1 vấn đề : đó là hệ thống thông tin
Ví dụ :Dể giải quyết bài toán, ta fai giải theo những bước nào ? bước 1, bước 2, bước 3….. không nhớ chi tiết nhiều đến vấn đề mà chỉ nhớ 1 hệ thống, tức là cái sườn.
Họ không ghi nhớ nhiều thông tin => làm việc gì có tính mới mẻ thì hơi khó
Bộ não có khả năng tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề nào đó bằng cách lập đi lập lại. còn những người không có chủng Arch, thì nếu lập lại việc nào quá nhiều, thì họ sẽ bị phân tán dinh dưỡng =? chán
Học tập : tốt khi truyền tải chậm, và có hệ thống, nhưng cần phải cho họ có thời gian để họ lâp lại nhiều lần. Có thể tự đào sâu kiến thức.
Khuyến nghị : cần kiên trì và có kiến thức trình bày cách hệ thống đối với cha mẹ của người này
Công việc : làm từng bước, theo quy trình, an toàn, chắc chắn, nhưng nếu việc có nhiều vấn đề rộng thì…

  • Rất kiên trì và chân thành
  • Tuân thủ quy tắc rất tốt

Cuộc Sống: chân thành với các mối quan hệ trong cuộc sống, có yêu cầu cao về môi trường có an toàn. => cẩn thận và chi tiết, nhưng bỏ qua nhiều cơ hội.



from VCK - Chuyên Giáo Dục Đặc Biệt https://bit.ly/3f4NRoD
via IFTTT

Thursday, May 28, 2020

Giúp Con Yêu Toán Với Phương Pháp Toán Tư Duy FunMath

Toán là môn học mà bất cứ ở trường nào cũng dạy. Nhưng không phải tất cả trẻ đều yêu toán. Và tỏ ra nhàm chán với môn học tự nhiên này. Phương pháp giáo dục toán tư duy FunMath sẽ giúp con yêu toán học hơn. Sau đây là các phương pháp mà đội ngũ chuyên viên của VCK sẽ giúp con của bạn yêu toán.

Làm Thế Nào Để Giúp Con Yêu Toán

Cách dạy và học theo kiểu truyền thống dễ gây căng thẳng cho người lớn và trẻ nhỏ. Vì dường như để bắt đầu tiếp cận với một kiến thức mới, chúng ta dễ bị chi phối bởi kết quả. Đặc biệt là với môn toán, khi phải đối mặt với sách vở, giáo trình, những con số, khái niệm khô khan trong một thời gian dài mà không tiến bộ, dễ gây ra cảm giác mệt mỏi, chán nản, dẫn đến tình trạng căng thẳng cho người dạy lẫn người học. Sự căng thẳng này làm mất đi sự hứng thú học toán của trẻ, nguy hiểm hơn có thể làm cho trẻ chán ghét và sợ môn toán.

Vai trò của chúng ta (phụ huynh và giáo viên) cần phải giới thiệu các khái niệm toán học một cách tự nhiên như một phần của cuộc sống, càng vui vẻ, càng kích thích sự hứng thú và khả năng ham thích khám phá, học hỏi của trẻ.

Mọi chủ đề toán học xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống muôn màu của trẻ. Chúng ta có thể tận dụng điều này để giới thiệu, hướng dẫn, khơi gợi khả năng nhận biết, phản xạ tích cực và thích thú với môn toán từ khi trẻ còn rất nhỏ.

1.       “Con tôi quá nhỏ!”

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ để bắt đầu học toán. Toán học chỉ là những con số, trẻ chưa thể tiếp thu được… Nếu bạn đang suy nghĩ như vậy thì vô tình bạn đã hạn chế khả năng nhận biết, cơ hội tiếp thu kiến thức từ cuộc sống xunh quanh của con bạn.

Toán học không chỉ là con số nhưng còn là màu sắc, hình dạng. Hãy hỏi trẻ “con đang mặc áo màu gì?”, “Hình này là hình gì nhỉ? Vuông hay tròn?”… Tùy theo độ tuổi của trẻ mà cách giới thiệu từ cơ bản, nâng cao và mở rộng dần dần. Nếu trẻ nhỏ, bạn chỉ cần giới thiệu các màu cơ bản (xanh, đỏ, vàng), hình cơ bản (tròn, vuông, tam giác). Mở rộng kiến thức hơn đối với những trẻ lớn hơn và liên hệ với những vật dụng xung quanh trẻ “Cái cặp của con màu gì?”, “Đồng hồ con đeo có dạng hình gì?”… Hãy trao cơ hội giúp con nhận biết toán học và bạn sẽ rất bất ngờ với những bạn nhỏ nhà mình.

Xem thêm những thắc mắc về phương pháp toán tư duy FunMath tại

2.       Toán học và học toán ở mọi nơi

Nếu bạn đang ở nhà, đang trong siêu thị, đang trên đường đưa – đón trẻ đi học… hãy biến nơi bạn và trẻ đang hiện diện thành một môi trường học toán đầy niềm vui và thú vị.

Bạn thưởng cho con bao nhiêu viên kẹo, con có mấy cây bút màu, liệt kê các thành viên trong gia đình, lấy búp bê, elsa, spiderman, batman… ra đếm xem con giàu có thế nào với khối “tài sản” kết xù…

Chỉ cho trẻ nhận biết con số và ôn đi ôn lại nhờ việc nhìn bảng số xe đang bon bon trên đường, số nhà, số điện thoại, bánh xe có dạng hình gì, cái bảng hiệu kia con biết là hình gì không… Và trẻ cũng rất thích thú nếu được giao nhiệm vụ khi đi mua sắm cùng bố mẹ, “Giúp mẹ lấy một cái giỏ lớn cho mẹ và một cái giỏ nhỏ cho con nhé!”, “Mẹ cho con mua 2 gói kẹo”…

3.       Kể chuyện – đố vui – gây ra tình huống có vấn đề.

Cũng như người lớn, trẻ con dễ dàng nắm bắt thông tin qua một chuyện kể. Vì vậy, bạn hãy trở thành một chuyên gia kể chuyện thông thái trong cách hướng dẫn trẻ yêu thích toán học. Hãy lồng ghép điều bạn muốn dạy con trong một câu chuyện với những tình huống gần gũi với trẻ.

Hôm nay mẹ đi siêu thị, mẹ mua 2 kem dâu và 1 cây kem xoài. Đố con biết mẹ đã mua tất cả mấy cây kem? Sau đó, mẹ đi mua rau quả. Lúc đầu mẹ mua 5 trái dưa leo, nhưng thấy nhiều quá, mẹ bỏ bớt lại 1 trái. Vậy là mẹ mua mấy trái dưa leo con biết không?...

Thỉnh thoảng, bạn hãy đặt ra một số tình huống có vấn đề để kích thích khả năng tư duy, thích ứng, và giải quyết của trẻ. Ngồi vào bàn ăn, bạn cho trẻ thấy thiếu một cái chén dành cho bố, bạn hỏi trẻ xem mình phải làm gì trong tình huống đó. Giúp trẻ hiểu thiếu thì phải thêm vào, và thêm bao nhiêu…

4.       Làm gương sẽ giúp con yêu toán

Trẻ con bắt chước rất nhanh, đây là một khả năng giúp trẻ tiếp nhận, làm quen với những điều mới mẻ. Bạn có thể tận dụng điều này để giúp trẻ hứng thú khi tiếp cận với toán. Cho dù bạn là một người không thích toán, nhưng hãy để cho trẻ thấy thái độ tích cực và giúp trẻ tự tin khi hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến toán. Cho trẻ đọc giá tiền trên các sản phẩm, đếm số tiền được trả lại khi đi mua đồ… Hãy chỉ ra tầm quan trọng của toán học trong cuộc sống hàng ngày, vai trò của toán trong các ngành nghề khác nhau….

5.      Đồng hành với con trong quá trình học toán.

Việc theo dõi và hướng dẫn trẻ làm bài tập ở nhà sẽ giúp bạn hiểu hơn về năng lực của con, nhận ra những khả năng tích cực, và hiểu được những hạn chế mà trẻ đang cần bạn hỗ trợ để vượt qua. Hướng dẫn con giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra những gợi ý vừa phải, cho phép trẻ làm sai – sửa sai, để có cơ hội hiểu và ghi nhớ vấn đề sâu hơn.

Hãy quan tâm đến chương trình học của trẻ bằng cách trao đổi với giáo viên để nắm bắt lộ trình học tập của trẻ. Khi bạn đã hiểu rõ những thứ trẻ cần, bạn sẽ dễ dàng giám sát tình hình học tập của trẻ. Học toán không dừng lại ở việc hoàn thành bài tập nhưng là giúp trẻ tăng cường khả năng suy nghĩ logic, rèn luyện khả năng tập trung, phân tích, suy luận. Trong những năm đầu tiểu học, khi trẻ có cơ hội rèn luyện những kỹ năng này, trẻ như được trang bị một lợi thế nền tảng để học toán và các môn học khác ở những cấp độ học tiếp theo.

6. Trò chơi tư duy toán học.

Ngoài các loại sách với nội dung phong phú về các chủ đề toán học hỗ trợ trẻ tư duy logic. Bạn có thể khuyến khích và cùng chơi với con những trò chơi như cờ vua, domino, cờ caro, soduko…



from VCK - Chuyên Giáo Dục Đặc Biệt https://bit.ly/2AgC9bj
via IFTTT